Tùy chỉnh file wp-config.php
giúp bảo mật WordPress tốt hơn.
Bảo mật luôn là một vấn đề quan trọng và cấp bách hàng đầu đối với blog/ website. Trong WordPress, bạn có thể bảo mật bằng các phương pháp khác nhau, chẳng hạn như sử dụng file .htaccess, plugin… Tuy nhiên, bằng cách chỉnh sửa các thiết lập và bổ sung code vào file wp-config.php
, khả năng bảo mật blog/ website của bạn sẽ trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Ngay sau đây, tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cho các bạn cách để làm điều đó.
Để thực hiện việc tùy chỉnh file wp-config.php
, đầu tiên, các bạn cần phải truy cập vào thư mục gốc (nơi chứa mã nguồn WordPress) thông qua FTP hoặc Files Manager của cPanel/ DirectAdmin, tìm và mở nó ra.
Lưu ý:
Backup trước để tránh các sự cố đáng tiếc có thể xảy ra trong quá trình làm việc nhé.
Mọi code chèn vào đều phải nằm bên trên dòng sau:
1 |
/* That's all, stop editing! Happy blogging. */ |
Nội dung chính
- 1 Bảo mật WordPress bằng cách tùy chỉnh file wp-config.php
- 1.1 Thay đổi Security Keys
- 1.2 Sử dụng SSL (giao thức HTTPS) cho trang đăng nhập:
- 1.3 Sử dụng SSL cho WordPress Admin:
- 1.4 Thay đổi database prefix (tiền tố của cơ sở dữ liệu)
- 1.5 Vô hiệu hóa việc chỉnh sửa file theme và plugin trong WordPress Admin
- 1.6 Thay đổi vị trí lưu trữ file wp-config.php để tăng cường bảo mật WordPress:
- 1.7 Bắt buộc sử dụng FTPS
- 1.8 Bắt buộc sử dụng SFTP
- 1.9 Tắt chế độ debug và hiển thị debug
- 1.10 Kích hoạt tự động update
- 1.11 Bảo vệ thông qua tệp .htaccess
Bảo mật WordPress bằng cách tùy chỉnh file wp-config.php
Thay đổi Security Keys
Truy cập vào WordPress Security Key Generator, copy toàn bộ nội dung có trong giao diện, sau đó ghi đè vào phần tương ứng có trong file wp-config.php
. Nó sẽ có dạng như sau:
1 2 3 4 5 6 7 8 |
define('AUTH_KEY', 'G!ENFuZ=47+#nEA!LAX*N-9n U)`qzJ5)mp`+v.nXF&=+oXBeZu=A/rf`kVN>eso'); define('SECURE_AUTH_KEY', 'j%~Fw,S!Ox+:e6K_q?w*Nc[/Dy,{QY.E5|i.`9n$A9=;0Yw+(j+<mIc%*44hnS8K'); define('LOGGED_IN_KEY', '^R];W-CntztuuAvQ|wXcYuSA?_!/BNG@FN#AhFIiG+|^|;ByOQi5D`ol oC-|X6s'); define('NONCE_KEY', '~8*)wgIdRnhD=tQ~83|YS7d6w?Oc 0_^j,j$]RP;!SxP-H#Z,rU4/pM2zXIXgP4P'); define('AUTH_SALT', 'i)hiwlzY^Mk:a=-6>%7if4$@1r/-K~A?u-]ELB,N(e[W:K~n~i2+|MX5`AMHVUJ+'); define('SECURE_AUTH_SALT', 'sow)||#79]K9zF )o_|L/i[O&U|,`/1p>#:wMz>Z|1S;q!/<{^gZ$aU5u*W^+Z:+'); define('NONCE_SALT', '+Y7(`3_4diP$,=MA^i}HiJ]n@QZjz9y})*-.A1l2;.DilRbQ<g:iWt$]DPtghPKA'); |
Bắt buộc sử dụng SSL cho trang đăng nhập và WP Admin để bảo mật WordPress:
Lưu ý: chỉ thực hiện thao tác này nếu host hoặc VPS của bạn đã được cài đặt SSL, nếu không, bạn sẽ gặp lỗi trong quá trình đăng nhập vào WordPress Admin.
Sử dụng SSL (giao thức HTTPS) cho trang đăng nhập:
1 |
define('FORCE_SSL_LOGIN', true); |
Sử dụng SSL cho WordPress Admin:
1 |
define('FORCE_SSL_ADMIN', true); |
Thay đổi database prefix (tiền tố của cơ sở dữ liệu)
Tìm dòng code sau trong file wp-config.php
và thay đổi “wp_” thành bất cứ ký tự nào mà bạn muốn:
1 |
$table_prefix = 'wp_'; |
Sau đó, truy cập vào phpMyAdmin và thay đổi prefix của các table trong database. Các bạn cũng có thể sử dụng một số plugin bảo mật chẳng hạn như Sucuri để thay đổi prefix một cách đơn giản mà không gây ra lỗi.
Vô hiệu hóa việc chỉnh sửa file theme và plugin trong WordPress Admin
Việc này sẽ giúp bạn không bị chèn mã độc vào plugin hoặc theme trong trường hợp ai đó truy cập được vào WordPress Admin:
1 |
define('DISALLOW_FILE_EDIT', true); |
Thay đổi vị trí lưu trữ file wp-config.php
để tăng cường bảo mật WordPress:
Nếu bạn muốn thay đổi vị trí lưu trữ wp-config.php để tránh người khác “tấn công” nó, bạn có thể di chuyển nó sang một vị trí khác, sau đó thêm code sau vào:
1 2 |
define'ABSPATH', dirname__FILE__ ; require_onceABSPATH '../path/to/wp-config.php'; |
Lưu ý: thay đổi /path/to/wp-config.php bằng đường dẫn đến vị trí lưu file wp-config.php.
Bắt buộc sử dụng FTPS
Nếu host hoặc VPS của bạn hỗ trợ FTPS, bạn có thể chèn code sau vào file wp-config.php
để bắt buộc truy cập thông qua FTPS:
1 |
define('FTP_SSL', true); |
Bắt buộc sử dụng SFTP
Thêm code sau đây vào file wp-config.php
nếu bạn muốn bắt buộc sử dụng SFTP (SSH) để truy cập vào thư mục cài đặt WordPress:
1 |
define('FS_METHOD', 'ssh2'); |
Tắt chế độ debug và hiển thị debug
Vô hiệu hóa debug sẽ giúp các lỗi cũng như cảnh báo không bị hiển thị ra front-end và back-end, gây mất thẩm mĩ và khó chịu cho người dùng. Hacker cũng có thể lợi dụng các thông báo đó để tìm cách tấn công blog/ website của bạn.
Tìm đoạn code sau trong file wp-config.php
và chuyển nó thành “false” nếu đang ở trạng thái “true“. Nếu không tìm thấy, bạn có thể bổ sung vào:
1 |
define('WP_DEBUG', false); |
Tiếp theo, thêm đoạn code sau vào ngay bên dưới:
1 |
define('WP_DEBUG_DISPLAY', false); |
Kích hoạt tự động update
Giữ cho blog/ website luôn ở trang thái cập nhật là một trong những yếu tố quan trọng trong bảo mật WordPress. Để tự động cập nhật WordPress, themes và plugins ngay khi chúng có phiên bản mới, hãy thêm các đoạn code sau đây vào file wp.config.php.
Tự động cập nhật WordPress:
1 |
define('WP_AUTO_UPDATE_CORE', true); |
Tự động cập nhật plugins:
1 |
add_filter( 'auto_update_plugin', '__return_true' ); |
Tự động cập nhật themes:
1 |
add_filter( 'auto_update_theme', '__return_true' ); |
Sau khi hoàn tất, click vào nút “Save Changes” để lưu lại.
Bảo vệ thông qua tệp .htaccess
Bước 1 – Kết nối trang web WordPress của bạn bằng Máy khách FTP.
Bước 2 – Điều hướng đến thư mục public_html
và tải xuống tệp .htaccess
.
Bước 3 – Chỉnh sửa và bao gồm các dòng mã sau vào cuối tệp .htaccess
:
1 2 3 |
#protect wpconfig.php order allow, deny deny from all |
Khi bạn chỉnh sửa xong, hãy lưu nó lại.
Những dòng này sẽ chống truy cập nội bộ và sửa đổi mã đối với wp-config.php
của bạn.
Trên đây là một số tùy chỉnh file wp-config.php
giúp tăng cường khả năng bảo mật WordPress. Hy vọng, với những thủ thuật mà tôi vừa đề cập, blog/ website của bạn sẽ trở nên an toàn hơn trước các mối đe dọa bảo mật.
Add Comment