Nếu bạn đã sử dụng PC, rất có thể bạn đã gặp phải tình trạng nhiệt độ CPU tăng đột biến vào một thời điểm nào đó. Đôi khi, đó là kết quả của phần cứng cũ. Nhưng nó cũng có thể xảy ra trong thời gian sử dụng nhiều. Chiasefree.com hướng dẫn các bạn đo nhiệt độ cpu qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
Nhiệt độ CPU tốt nhất là bao nhiêu?
Khi CPU không hoạt động hoặc không được sử dụng bởi bất kỳ chương trình nào, nhiệt độ ổn định là dưới hoặc bằng khoảng 50 độ C (122 độ F). Dưới tải cao hơn, chẳng hạn như khi chơi game, hiển thị video hoặc các tác vụ chuyên sâu khác, CPU của bạn tiêu thụ nhiều năng lượng hơn và do đó, chạy ở nhiệt độ cao hơn. Điều này quan trọng hơn nhiệt độ không tải (giả sử nhiệt độ không tải là ổn) và bạn sẽ muốn theo dõi định kỳ nhiệt độ CPU của mình khi tải để đảm bảo nó được làm mát thích hợp trong những điều kiện như vậy.
Nếu mức nhiệt độ nằm trong ngưỡng cho phép thì quá trình sử dụng của máy vẫn diễn ra bình thường, nhưng nếu nhiệt độ CPU quá cao sẽ dẫn tới cpu giảm xung nhịp và có thể tắt nguồn máy tính.
Tác hại của nhiệt độ CPU quá cao
- CPU bị nóng vượt ngưỡng mức cho phép sẽ khiến tuổi thọ CPU bị giảm.
- Lag, giật, treo máy khi đang sử dụng
- PC, laptop tự khởi động lại hoặc tắt nguồn, và nghiêm trọng hơn là cháy CPU(hiếm khi xảy ra tình trạng này)
- Làm giảm hiệu năng khi sửu dụng.
A. Hướng dẫn kiểm tra nhiệt độ CPU bằng phần mềm
Kiểm tra nhiệt độ CPU của bạn dễ dàng như khởi động một chương trình giám sát và sử dụng nó để đọc giá trị của cpu, ví dụ như các phần mềm khuyên dùng như:
- HWMonitor: Ưu tiên khả năng tiếp cận với thông tin và hỗ trợ rõ ràng. Nó cũng cung cấp cả phiên bản miễn phí và trả phí.
- NZXT Cam: Phổ biến với các game thủ vì hỗ trợ được điều chỉnh tốt và bố cục đơn giản trực quan. Nó cũng cung cấp hỗ trợ giám sát trong game, đặc biệt hữu ích nếu bạn đang ép xung phần cứng của mình.
- CoreTemp: Công cụ đơn giản và dễ sử dụng với các chỉ số nhiệt độ rõ ràng cho tất cả các lõi bộ xử lý của bạn. Các nhà phát triển cũng có thể tùy chỉnh bản sao của họ và thêm các tính năng của riêng họ. Nó được sử dụng miễn phí, nhưng bạn cũng có thể chọn quyên góp tiền cho nhóm.
- HWiNFO: Một tùy chọn phần mềm miễn phí phổ biến khác cung cấp nhiều chức năng hơn hầu hết các phần mềm giám sát nhiệt độ miễn phí. Họ thậm chí có thể trích dẫn NASA là những khách hàng hài lòng.
- Open Hardware Monitor: Một tùy chọn mã nguồn mở tuyệt vời cung cấp khả năng giám sát nhiều thành phần khác nhau trong một giao diện được sắp xếp hợp lý và có thể tùy chỉnh. Nó được cung cấp miễn phí nhưng bạn có thể quyên góp cho các nhà phát triển.
Bài viết này mình hướng dẫn các bạn kiểm tra nhiệt độ CPU qua phần mềm HWMonitor.
Bước 1: Đầu tiên bạn tải phiên bản HWMonitor mới nhất tại liên kết này, nếu muốn tải về sử dụng luôn không cài đặt thì chọn tải bản zip
Bước 2: Sau khi tải về bạn chỉ cần giải nén ra rồi nhấn double vào phiên bản HWMonitor_x32 hoặc HWMonitor_x64 sử dụng thui rất đơn giản không cần cài đặt.
Bước 3: khi mở phần mềm lên giao diện HWMonitor trông như thế này
Bước 4: nếu muốn kiểm tra nhiệt độ CPU thì bạn chỉ quan tâm đến phần Temperatures với 2 mục Core #0 và Core #1 thui
Như hình bên trên thì mình đang xài cpu i3-8100 bao năm này mà chưa có tiền lên đời 🙁 , mình đăng mở photoshop và 10 tab chrome thì nhiệt độ khoảng 44 độ C thui cũng tạm ổn.
B. Hướng dẫn kiểm tra nhiệt độ CPU qua BIOS/UEFI
Cách này thì phức tạp hơn chút nhưng cũng dễ bạn chỉ cần thực hiện đúng là được thụi.
Trong quy trình này, bạn sẽ dựa vào BIOS hoặc UEFI của thiết bị của mình (tương đương với giao diện BIOS) để kiểm tra nhiệt độ CPU, cũng như thông tin và cài đặt phần cứng khác. Bạn thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Bạn hãy truy cập vào BIOS của máy mình. Đối với từng dòng main sẽ có các phím tắt để vào BIOS khác nhau, thông thường nhất là phím Del hoặc F1, F2. Nếu đã xác định được phím tắt vào Bios rồi việc bạn chỉ cần là khởi động lại windows rồi nhấn nhanh liên tục phím tắt để vào bios.
Bước 2: Bạn dùng các phím điều hướng vào mục Power hoặc PC health trong BiOS.
Bước 3: Xem nhiệt độ máy trong mục CPU Temperature
Một số laptop hoặc PC đời mới nay đã nâng cấp BIOS lên UEFI, bạn sẽ thấy nhiệt độ của CPU ngay từ màn hình đầu tiên của UEFI trong mục “Temperature”.
Cách đọc các chỉ số nhiệt độ CPU
Khi theo dõi nhiệt độ PC hay Laptop, tùy vào phương thức bạn lựa chọn mà sẽ có cách đọc khác nhau. Nhưng nhìn chung hệ thống đều sẽ trả kết quả ghi bằng đơn vị độ C hoặc độ F. Các chỉ số cần đọc bao gồm:
- CPU Temperature: nhiệt độ cpu hiện tại trong thời điểm đo
- CPU Temperature Offset: chênh lệch nhiệt độ cpu hiện tại so với nhiệt độ khuyến cáo, con số này càng nhỏ càng tốt
- Các phần mềm hiển thị nhiệt độ CPU khác nhau có thể có cách trình bày thông tin khác nhau. Nhưng nhìn chung bạn chỉ quan tâm đến mục Temperature là đọc được ngay nhiệt độ hiện tại của máy mình bên cạnh ký hiệu độ C rồi.
Nhiệt độ CPU máy tính bao nhiêu là tốt?
Nhiều người vẫn không biết nhiệt độ CPU bao nhiêu là bình thường. Mỗi thiết bị cụ thể sẽ lại có nhiệt độ hoạt động an toàn khác nhau. Bạn có thể tham khảo nhiệt độ cpu tiêu chuẩn như sau:
- Nhiệt độ CPU hoạt động hoàn hảo: dưới 50 độ C
- Nhiệt độ CPU hoạt động phù hợp: khoảng 50 độ C
- Khoảng nhiệt độ CPU trong mức ổn: dưới 70 độ C, trên mức này nên tìm cách giảm nhiệt ngay
- Nhiệt độ an toàn của ổ cứng: dưới 50 độ C
- Nhiệt độ an toàn của card đồ họa: khoảng 70 – 80 độ C
Cách làm giảm nhiệt độ CPU
- Nên thay keo tản nhiệt cpu theo định kỳ
- Vệ sinh máy tính và CPU định kỳ
- Tắt các phần mềm chạy ngầm bằng Task Manager
- Đặt laptop ở nơi thoáng mát, không nên để lâu dưới ánh nắng mặt trời hoặc phòng nhiệt độ cao
Lời kết
Hy vọng qua bài viết kiểm tra nhiệt độ cho CPU có tăng hay không sẽ giúp ích cho các bạn theo dõi PC mình hoạt động tốt hơn. Nếu có mẹo hay về máy tính Windows thì đừng quên chia sẽ cho mình nhé.
Add Comment