21 BƯỚC TRANG BỊ HỒ SƠ TRÊN LINKEDIN

LỌT VÀO “MẮT XANH” CÁC NHÀ TUYỂN DỤNG VỚI 21 BƯỚC TRANG BỊ HỒ SƠ TRÊN LINKEDIN

là mạng xã hội việc làm lớn nhất trên thế giới, hỗ trợ kết nối giữa các doanh nghiệp/ công ty và ứng viên. Do đó, trang hồ sơ cần trình bày chỉn chu, thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Vậy giữa số lượng người dùng đông đảo trên LinkedIn, làm cách nào để hồ sơ trông thật nổi bật? Cùng tìm hiểu 21 bước giúp tạo hồ sơ LinkedIn hoàn hảo năm 2024 ở bài viết dưới đây.

21 BƯỚC TRANG BỊ HỒ SƠ TRÊN LINKEDIN
21 BƯỚC TRANG BỊ HỒ SƠ TRÊN LINKEDIN

1. Đăng tải tấm hình đại diện nổi bật

Trước khi nhấn vào bất kỳ profile nào, người dùng đều chú ý đến hình đại diện đầu tiên. Senior Content Marketing Manager của LinkedIn – Jane Deehan chia sẻ: “Hình đại diện nên là ảnh mới nhất với tỷ lệ khuôn mặt chiếm khoảng 60%. Ảnh của bạn nên miêu tả hình dáng thật bên ngoài, giúp người dùng dễ dàng nhận ra bạn hơn”.

2. Bổ sung đại từ nhân xưng

Đại từ nhân xưng rất quan trọng khi làm việc. Bằng cách thêm giới tính vào trang profile, người dùng khác có thể dễ dàng xưng hô với mình để tránh những sự khó xử sau này.

3. Đặt ảnh bìa

Cùng với ảnh đại diện, ảnh bìa cũng là cách giới thiệu bản thân nhiều hơn. Ảnh bìa có thể là ảnh chụp cá nhân hoặc phong cảnh thể hiện rõ tính cách của người dùng.

21 BƯỚC TRANG BỊ HỒ SƠ TRÊN LINKEDIN

4. Tạo tiêu đề hấp dẫn

Dòng tiêu đề này thường được sử dụng để miêu tả chức danh công việc, tuy nhiên người dùng cũng có thể thêm vào một số chi tiết về vai trò hiện tại của mình: ý nghĩa của công việc này là gì, những mục tiêu đã hoàn thành được trong năm nay, …

5. Loại bỏ buzzword (thuật ngữ thông dụng)

Những loại câu “self-promotional” rất phổ biến trên LinkedIn, thế nhưng chúng không cung cấp bất kỳ thông tin chi tiết nào về bản thân hay các mối quan hệ, thành tích của người dùng. Việc thêm các từ này vào không giúp người dùng trở nên nổi bật hơn khi nhà tuyển dụng có thể bắt gặp rất nhiều thuật ngữ như thế ở hàng trăm hàng nghìn hồ sơ khác nhau. Thay vào đó, người dùng cần miêu tả cụ thể về thành tích của bản thân để gây ấn tượng.

21 BƯỚC TRANG BỊ HỒ SƠ TRÊN LINKEDIN

6. Kể câu chuyện của bản thân

Bất kỳ ai cũng có câu chuyện của riêng mình, và bản tóm tắt của LinkedIn cho phép người dùng thuật lại nó. Ở phần này, đa phần người dùng chỉ liệt kê các chức danh công việc gần đây hoặc các kỹ năng có giá trị nhất của họ. Để trở nên nổi bật hơn, người dùng có thể chia sẻ vài dòng về những yếu tố dẫn đến công việc hiện tại, vì sao hứng thú với công việc này.

7. Đồng bộ hóa hồ sơ

Người dùng nên đồng bộ hóa hồ sơ với địa chỉ email. LinkedIn có thể đề xuất các kết nối có thể chia sẻ sở thích hoặc cung cấp xác nhận cho các kỹ năng của người dùng. Người dùng cũng có thể kiểm tra tất cả các kết nối để kiểm soát người liên hệ.

8. Làm nổi bật kỹ năng

Một trong những phần quan trọng nhất của hồ sơ LinkedIn là kỹ năng của người dùng. Nền tảng giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm và lựa chọn các kỹ năng phù hợp với kinh nghiệm và chuyên môn của mình, nhưng hãy lưu ý: chọn lọc những kỹ năng có liên quan đến công việc, tránh chọn quá nhiều làm loãng hồ sơ.

9. Chia sẻ nội dung có liên quan đến công việc

Người dùng có thể thể hiện những suy nghĩ của bản thân hoặc những người có ảnh hưởng trong ngành để bày tỏ suy nghĩ của mình. Nếu nhà tuyển dụng hoặc người trong ngành nhìn thấy những chia sẻ này, họ sẽ tiếp tục quay lại trang hồ sơ của bạn.

10. Thường xuyên hoạt động

Sau khi thiết lập tài khoản và đi vào hoạt động, người dùng nên thường xuyên đăng nhập để cập nhật, bình luận những bài đăng mới của những tài khoản mà người dùng theo dõi và kết nối. Nếu có tin nhắn nào gửi đến, người dùng cũng có thể trả lời kịp thời.

11. Đăng nội dung mới

Như trên, người dùng cần thường xuyên đăng nhập và chia sẻ những bài đăng mới. Tuy LinkedIn có khác biệt rõ ràng với các trang mạng xã hội như Facebook hay Twitter, nhưng LinkedIn vẫn dựa vào những chia sẻ mới để tạo tương tác. Người dùng có thể tự tạo những nội dung để đăng hoặc chia sẻ lại tác phẩm của những người trong ngành.

12. Đặt hồ sơ ở chế độ công khai

Nếu người dùng muốn nhà tuyển dụng hoặc những người trong ngành tìm thấy và theo dõi mình, người dùng cần đặt hồ sơ ở chế độ công khai. Ngoài ra người dùng cũng có thể kiểm soát ai có thể xem ảnh đại diện của mình.

13. Luôn cập nhật vị trí

Cập nhật vị trí để giúp các kết nối và nhà tuyển dụng tìm thấy người dùng dễ dàng hơn. Khi ứng tuyển ở một công việc mới, vị trí là yếu tố quan trọng khi các doanh nghiệp/ công ty tìm kiếm nhân sự.

14. Tạo một URL tùy chỉnh

Khi tham gia LinkedIn, người dùng thường được chỉ định một URL chứa họ và tên cùng với một chuỗi số ngẫu nhiên. Người dùng nên xóa các số phía sau và đặt URL đầy đủ với họ tên mình. Điều này giúp mọi người dễ dàng tìm kiếm và truy cập tài khoản người dùng hơn.

15. Cập nhật thông tin liên hệ

Trong khi một số nhà tuyển dụng và người theo dõi sẽ sử dụng nền tảng nhắn tin LinkedIn được tích hợp sẵn, một số người lại thích liên hệ qua email hoặc điện thoại trực tiếp. Người dùng sẽ tăng cơ hội kết nối bằng cách cập nhật thông tin liên hệ của mình thường xuyên.

16. Bổ sung lời giới thiệu/nhận xét

Kỹ năng được thêm vào hồ sơ sẽ làm nổi bật lĩnh vực chuyên môn, tuy nhiên những lời giới thiệu sẽ chứng thực khả năng của người dùng hơn: những nhận xét về thời gian làm việc cùng nhau, các dự án đã hoàn thành hoặc các kỹ năng được phát triển. Hãy liên hệ với những người liên hệ gần gũi để nhận các đề xuất phù hợp với vai trò hiện tại, hoặc mục tiêu nghề nghiệp tiếp theo của người dùng.

17. Theo dõi những người có cùng sở thích

LinkedIn hội tụ số lượng người dùng khổng lồ với nhiều đam mê khác nhau. Do đó, người dùng có thể vừa tương tác, vừa kết nối với những người có cùng mục tiêu nghề nghiệp và sở thích. Điều này có thể giúp xây dựng một mạng lưới quan hệ rộng rãi.

18. Nhấn mạnh kỹ năng chuyên môn

Những chứng chỉ chuyên môn hoặc đã được đào tạo ở lĩnh vực nào đó sẽ giúp người dùng nổi bật hơn giữa muôn vàn các hồ sơ khác nhau. Nhấn mạnh các chứng chỉ này giúp mọi người nhận thấy tài năng, kinh nghiệm và sự hiểu biết – những yếu tố giúp tạo dấu ấn riêng. Chẳng hạn, Bổ sung các chứng chỉ chuyên môn vào hồ sơ giúp tạo dấu ấn riêng.

19. Tùy chỉnh lời mời

Trong trường hợp người dùng muốn tự tiếp cận và tạo các kết nối, người dùng nên tạo một lời mời tùy chỉnh cung cấp đầy đủ nội dung về các điểm nổi bật trong hồ sơ – là ai, làm gì và tại sao điều đó lại quan trọng – cùng với những chia sẻ về lý do tại sao kết nối này lại quan trọng. Những tùy chỉnh này giúp lời mời của người dùng có sự khác biệt và để lại ấn tượng sâu sắc cho người nhận.

20. Quản lý các mạng lưới kết nối

Mạng lưới kết nối lớn là một điều tốt, tuy nhiên mở rộng quá mức sẽ làm mất đi mục đích chính của hồ sơ. Hãy mở rộng kết nối đến những tài khoản có cùng mục tiêu nghề nghiệp và sở thích.

21. Cập nhật hồ sơ thường xuyên

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, đừng để hồ sơ “cũ”. Người dùng nên thường xuyên cập nhật hồ sơ với thông tin mới về công việc hiện tại hoặc tình trạng tìm việc, các kỹ năng mới đã đạt được hoặc các dự án đã hoàn thành. Điều này cho thấy sự phát triển và học hỏi – điều mà các nhà tuyển dụng hoặc đối tác tiềm năng luôn tìm kiếm.

Link bài viết gốc

Bạn nghĩ sao về bài viết này?
+1
0
+1
0
+1
0
+1
0
+1
0


Lưu ý:
→ Vui lòng bình luận bằng tiếng Việt có dấu.
→ Hãy dùng tên và email thật của bạn khi comment.
→ Không sử dụng keyword trong ô Name.
→ Nếu có ý định Spam link thì hãy quên đi nhé.
→ Tất cả bình luận đều được kiểm duyệt vì thế hãy cẩn thận trước khi comment.
Xin cám ơn!

Add Comment

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.