Zalo là một nền tảng mạng xã hội lớn tại Việt Nam với lượng người dùng “khủng”. Ngoài cung cấp sẵn những tính năng thú vị cho người dùng, Zalo còn hỗ trợ một chương trình Zalo Developers giúp cho các nhà phát triển thỏa sức sáng tạo và cho ra đời nhiều công cụ, tính năng hữu ích giúp tăng trải nghiệm sử dụng.
Trong bài viết này, hãy cùng chiasefree tìm hiểu thêm về Zalo Developers là gì nhé!
Nội dung chính
Zalo Developers là gì?
Zalo Developers (hay còn gọi là Zalo for Developers) là trang web chính thức của nền tảng Zalo dành cho các nhà phát triển. Zalo Developers cung cấp tài liệu API, công cụ Zalo Debug Sharing, SDK cho nhiều ngôn ngữ như C #, Java, PHP, Android, IOS.
Trang web chính thức Zalo For Developers các bạn có thể tham khảo.
Những thành phần chính trong Zalo Developers
Zalo for Developers bao gồm 2 thành phần chính: Zalo API và Zalo SDK
Zalo API
Zalo cho phép người dùng tạo hoặc liên kết, tạo tương tác giữa nền tảng Zalo với ứng dụng của bên thứ 3 và những công cụ, tính năng này có thể kết nối với tất cả người dùng Zalo.
Hiện có 4 bộ API mà nền tảng Zalo hỗ trợ:
- Social API
Hỗ trợ truy vấn dữ liệu người dùng, bạn bè, đăng tin mới và nhiều tác vụ khác trên nền tảng của Zalo thông qua giao thức HTTP.
- Official Account Open API (Zalo OA)
Cho phép tạo tài khoản và tương tác với người quan tâm trên danh nghĩa của Zalo Official Account.
- Article API
Thông qua Article API, nhà phát triển có thể tạo bài viết, chỉnh sửa, quản lý bài viết hoặc gửi thông báo về bài viết đến người theo dõi.
- Store API (Zalo Shop)
Hỗ trợ tạo danh mục, tạo sản phẩm, quản lý sản phẩm, quản lý đơn hàng và nhiều tác vụ khác.
Zalo SDK
Zalo cung cấp 8 bộ SDK cùng các ngôn ngữ lập trình đa dạng, giúp lập trình viên dẽ dàng tạo và tích hợp vào Zalo API:
- Android SDK
- iOS SDK
- Java SDK
- Javascript SDK
- C# SDK
- Python SDK
- PHP SDK
- Nodejs SDK
Lợi ích khi sử dụng Zalo Developers
Như đã đề cập ở trên, Zalo for Developers cung cấp cho các nhà phát triển nền tảng để tạo ra các công cụ, tính năng hữu ích cho người dùng, hỗ trợ thực hiện nhanh một số thao tác trong hệ thống chẳng hạn.
Ví dụ, bạn có thể tích hợp Zalo API vào một ứng dụng online nào đó để khách hành nhận tin nhắn xác nhận qua Zalo khi đăng ký tài khoản trên ứng dụng đó (số điện thoại có đăng ký trên Zalo). Đồng thời gửi thông báo cập nhật trạng thái dịch vụ mà khách hàng đang sử dụng thông qua Zalo.
Tạm kết
Qua bài viết này, hi vọng bạn đã biết thêm được nhiều thông tin hữu ích về Zalo Developer là gì. Đừng quên đón xem thêm nhiều bài viết hay ho khác trên trang tin tức chiasefree nhé!
Add Comment