Tips: Cách tìm địa chỉ ip trên smartphone

IP trên Windows thì dễ rồi, nhưng còn smartphone thì sao? Không phải ai cũng biết được thủ thuật này đâu.

Hướng dẫn: Cách tìm địa chỉ ip trên smartphone mới nhất hiện nay
Hướng dẫn: Cách trên smartphone mới nhất hiện nay

Địa chỉ IP là gì?

IP là từ viết tắt của cụm Internet Protocol với ý nghĩa là dãy số định danh một thiết bị khi kết nối vào một mạng lưới nào đó. Việc kiểm tra địa chỉ IP sẽ giúp bạn nhận diện được thiết bị cả ở công ty bạn đang làm việc cũng như ở ngôi nhà nơi bạn đang ở. Bạn sẽ có hai địa chỉ IP riêng biệt.

Thứ nhất là địa chỉ IP công cộng (Public IP), đây là địa chỉ định danh mà mạng lưới Internet dùng để nhận diện bạn. Vì địa chỉ IP này sẽ không thay đổi khi đi bất kì đâu nên cho dù bạn có dùng smartphone – laptop – những thiết bị khác để kết nối Internet thì chúng vẫn chỉ có một địa chỉ IP công cộng thôi.

Thứ hai là địa chỉ IP cá nhân, đây là địa chỉ định danh một thiết bị trên mạng lưới của riêng bạn. Một thiết bị chỉ có một địa chỉ định danh duy nhất trong một mạng lưới nhưng cùng một địa chỉ đó có thể được dùng trong nhiều mạng lưới riêng biệt.

Thêm vào đó, bạn sẽ thấy địa chỉ IP được phân ra làm 2 loại là IPv4 và IPv6. IPv4 có độ dài ngắn hơn IPv6 và trong thời điểm hiện tại số lượng IPv4 đã cạn kiệt từ lâu nên toàn thế giới công nghệ đã chuyển sang sử dụng IPv6 với nhiều lợi ích hơn.

Cách tìm địa chỉ IP trên smartphone

Đối với smartphone Android

  • Mở Settings và truy cập vào Network & Internet -> Wi-Fi.
  • Truy cập vào một mạng WiFi bất kì.
  • Chọn tab Advanced.Trong màn hình mới xuất hiện, bạn sẽ thấy địa chỉ IP của mình ở mục IP address cùng với một số thông tin khác có liên quan. Địa chỉ IPv6 sẽ xuất hiện ở cuối trang.

Đối với iPhone

  • Vào mục Settings -> Wi-Fi.
  • Truy cập vào một mạng WiFi bất kì.
  • Nhấp vào tên của mạng WiFi đó để mở thêm các tuỳ chọn của nó.Tương tự như trên, bạn sẽ thấy địa chỉ IPv4 và cả IPv6 tại mục này.

Cách tìm địa chỉ IP công cộng

Có 3 dịch vụ truy vấn IP mà bạn có thể tìm thấy ở đây:

IP Động và IP Tĩnh (Dynamic IP – Static IP)

  • Sau mỗi lần restart thiết bị, bạn sẽ nhận được một dãy IP mới. Đây chính là IP động. Nói đơn giản hơn, IP động là do các ISP cung cấp cho bạn.
  • Còn IP tĩnh là dãy IP do chính bạn thiết lập trong mạng lưới bạn tạo ra. Muốn định danh và kết nối các thiết bị trong cùng một mạng lưới để chúng có thể hoạt động thông suốt với nhau, bạn phải biết cách chỉ định IP tĩnh.

Ẩn IP như thế nào?

Vì địa chỉ IP đóng vai trò định danh quan trọng nên người ta muốn ẩn nó đi trong nhiều trường hợp khác nhau. Cách tốt nhất là sử dụng một VPN, cả miễn phí hoặc có phí đều được.

Khi kết nối vào một VPN, các lưu lượng Internet của bạn sẽ đi qua nhiều server khác nhau nên danh tính của bạn sẽ được đảm bảo (mặc dù không phải là tuyệt đối).

Bạn nghĩ sao về bài viết này?
+1
0
+1
0
+1
0
+1
0
+1
0


Lưu ý:
→ Vui lòng bình luận bằng tiếng Việt có dấu.
→ Hãy dùng tên và email thật của bạn khi comment.
→ Không sử dụng keyword trong ô Name.
→ Nếu có ý định Spam link thì hãy quên đi nhé.
→ Tất cả bình luận đều được kiểm duyệt vì thế hãy cẩn thận trước khi comment.
Xin cám ơn!

Add Comment

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.