Google mới chính thức bước chân vào mảng kinh doanh tên miền với Google Domains, tuy nhiên mọi thứ vẫn đang ở giai đoạn thử nghiệm BETA, chỉ dành cho US mà thôi. Vừa rồi mình có tìm được một bài viết hướng dẫn đăng ký tên miền ở Google Domains nên quyết định chuột bạch luôn, trải nghiệm trước xem dịch vụ của ông lớn này có gì hay.
Series bài hướng dẫn quản lý và trỏ tên miền:
- Hướng dẫn quản lý, trỏ tên miền ở Porkbun
- Hướng dẫn quản lý, trỏ tên miền ở BigRock, Whois.com, AlpNames
- Tút hướng dẫn quản lý, trỏ tên miền ở Rebel
- Tút hướng dẫn quản lý, trỏ tên miền ở Name.com
- Hướng dẫn quản lý, trỏ tên miền ở Z.com
- Hướng dẫn quản lý, trỏ tên miền ở Uniregistry
Hướng dẫn quản lý, trỏ tên miền ở Google Domains- Hướng dẫn quản lý, trỏ tên miền ở 1&1.com
- Hướng dẫn quản lý, trỏ tên miền ở Directnic
Ấn tượng đầu tiên mình cảm nhận được đó là sự đơn giản. Mình chưa bao giờ thấy hệ thống quản lý tên miền nào gọn nhẹ, sắp xếp hợp lý như của Google Domains. Mọi chức năng cần thiết đều được hiển thị trực quan, dễ hiểu giúp cho bất kỳ ai mới làm quen với tên miền và việc trỏ tên miền ở Google Domains thao tác được dễ dàng.
Nội dung chính
Hướng dẫn quản lý, trỏ tên miền ở Google Domains.
Giao diện trang quản trị của Google Domain chỉ thế này thôi:
Để đăng ký mới tên miền bạn hãy click vào nút SEARCH DOMAINS, My domains hiển thị toàn bộ tên miền của bạn, Transfer in để chuyển tên miền ở nhà cung cấp khác về Google Domain, Billing history cung cấp thông tin hóa đơn của bạn.
Muốn quản lý tên miền,trỏ tên miền ở Google Domains trong trang My domains bạn hãy lựa chọn các chức năng tương ứng.
Đầu tiên, bạn hãy truy cập vào https://domains.google.com/ và đăng nhập với tài khoản Google.
1. Xây dựng website với các dịch vụ tích hợp sẵn
Google Domains có liên kết với một số nhà cung cấp khác giúp bạn dễ dàng xây dựng được một website nhanh chóng, dạng như Website Builder ấy. Hiện tại mình đang thấy có: Weebly, Shopify, Wix, Squarespace và Blogger. Trong đó hầu hết là các dịch vụ mất phí, duy chỉ có Blogger là dịch vụ con của Google miễn phí mà thôi.
Để xem danh sách các nhà cung cấp này bạn hãy click vào icon trong cột WEBSITE.
Tiếp theo nhấn Start trial để dùng thử hoặc Create để tạo website với Blogger.
2. Forward tên miền
Chức năng forward tên miền ở Google Domains được sắp xếp cùng phần với xây dựng website. Nếu muốn tự động chuyển khách truy cập sang tên miền khác, bạn hãy nhấn nút Forward rồi nhập tên miền mới vào là được.
3. Thay đổi Name server cho tên miền
Tên miền đăng ký ở Google Domains mặc định sử dụng name server của Google. Tuy nhiên vì lí do gì đó bạn muốn chuyển sang sử dụng name server khác, hãy nhấn icon trong cột DNS.
Giao diện cài đặt DNS xuất hiện như sau:
Để thay đổi Name server, bạn hãy click vào Use custom name servers, nhập name server mới rồi nhấn nút Save.
Ngược lại, nếu muốn chuyển về sử dụng Google’s name servers thì bạn nhấn Use Google’s name servers rồi Save là được.
4. Trỏ IP cho tên miền
Bên dưới phần thay đổi name server là phần cấu hình IP Custom resource records. Bạn bắt buộc phải có 2 record là @ và www tương ứng như ví dụ trên. Để tạo submain bạn cũng thao tác trong phần này.
Tương tự như những nhà cung cấp tên miền khác, Google Domains cũng hỗ trợ rất nhiều loại record khác nhau cho tên miền, bao gồm: A, AAAA, CNAME, DS, MX, NS, PTR, SPF, SRV, SSHFP, TLSA, TXT. Nhiều loại record mình mới thấy lần đầu luôn ?
Google Domains cập nhật IP gần như ngay lập tức luôn, dùng rất sướng.
5. Tạo email forwarding
Google Domains hiện tại đang ưu đãi cho phép tạo tới 100 địa chỉ email forwarding Free với các tên miền đăng ký ở đây.
Chức năng này cho phép bạn tạo địa chỉ email với tên miền riêng, tuy nhiên các email gửi đến địa chỉ này sẽ được tự động forward sang email cá nhân khác chứ không có giao diện quản lý riêng như những gói Google Apps for Work trả tiền.
Nếu biết cách cài đặt, bạn có thể sử dụng email forwarding rất chuyên nghiệp không kém như khi trả tiền.
Để sử dụng, bạn hãy nhấn vào icon trong cột EMAIL.
Nếu chưa trỏ MX record, bạn hãy nhấn nút Restore Google Apps MX records để Google Domains tự động cấu hình. Điều này là bắt buộc.
Tiếp theo bạn hãy nhập địa chỉ email forwarding muốn tạo cùng với địa chỉ sẽ chuyển mail đến rồi nhấn Add là xong.
6. Ẩn và thay đổi thông tin tên miền
Tên miền ở Google Domains được miễn phí chức năng ẩn thông tin. Để kích hoạt bạn hãy nhấn vào icon hình răng cưa trong cột SETTINGS
Tiếp theo nhấn vào Make my info private. là hệ thống sẽ tự động kích hoạt và lưu thông tin.
Nếu muốn thay đổi thông tin tên miền, trong phần Personal contact information bạn hãy click vào link Edit tương ứng.
Ngoài ra, trong trang này bạn có thể thực hiện thao tác Unlock domain.
7. Gia hạn tên miền
Tên miền ở Google Domains có giá tương đương như những nhà cung cấp khác chứ không rẻ hơn. Với các loại tên miền phổ biến thì giá đăng ký mới hoặc gia hạn là 12$, chi tiết bảng giá bạn hãy xem ở đây.
Để thực hiện gia hạn thủ công, các bạn hãy biểu tượng 1+ year trong cột EXPIRES cuối cùng.
Tiếp theo trong phần Registrar bạn hãy nhấn link Add years rồi chọn số năm muốn add thêm, tối đa được 8 năm nhé.
Nếu muốn Google Domains tự động gia hạn tên miền giúp bạn, hãy click nút Turn on auto-renew.
Nếu muốn transfer khỏi Google Domains hoặc chuyển tên miền cho tài khoản Google khác, hãy nhấn nút Get authorization code.
Trong quá trình sử dụng tên miền mình có hiểu nhầm ý nghĩa của phần Registered hosts nên có liên hệ support. Google Domains làm một trong số hiếm dịch vụ của Google được hỗ trợ Livechat, mọi thứ được xử lý trực tiếp trong một nốt nhạc.
Cảm nhận ban đầu của mình khi dùng Google Domains rất tốt, chất lượng dịch vụ ổn, support nhiệt tình, nói chung không có gì phải phàn nàn. Trong thời gian tới khi Google mở rộng dịch vụ ra toàn thế giới chắc chắn mình sẽ di chuyển những tên miền quan trọng về đây.
Theo: Canhme.com
Add Comment