Quyền hạn Ubuntu và người dùng được sử dụng ra sao? Hãy cùng Chiasefree.com tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé.
Ubuntu là hệ điều hành đa người dùng, nghĩa là nhiều người có thể truy cập và sử dụng một máy tính cài Ubuntu. Mỗi người muốn sử dụng được máy tính cài Ubuntu thì phải có một tài khoản (account) đã được đăng ký.
Một tài khoản gồm có một tài khoản người dùng (username) và một mật khẩu (pasword). Hai người khác nhau sẽ có hai tài khoản khác nhau (nhưng mật khẩu thì có thể trùng nhau). Để có thể bắt đầu thao tác và sử dụng, người dùng phải thực hiện thao tác đăng nhập (login và hệ thống). Quá trình này tóm gọn lại là hai thao tác nhập vào tên tài khoản và mật khẩu.
Ubuntu có một tài khoản đặc biệt có tên là “root”. Đây là tài khoản quản trị, có quyền hạn cao nhất, dùng thiết lập và thay đổi thông số của toàn bộ hệ thống Ubuntu (cấu hình mạng, cài đặt…).
Mỗi người dùng trên Ubuntu được cấp một thư mục riêng (gọi là home directory), thực chất là một thư mục con của /usr. Có dạng /usr/username; nghĩa là nếu username bạn là nbthanh thì home directory của bạn là /usr/nbthanh. Riêng đối với accout root thì home directory là /root. Các user có thể cùng thuộc một nhóm (group) hoặc là khác nhóm; các user trong cùng một nhóm thì có quyền hạn như nhau. Thường thì tất cả các user đều thuộc vào nhóm User (trừ root và các account dành riêng cho hệ thống).
Mỗi người dùng chỉ có quyền thao tác trong thư mục riêng của mình (và những thư mục khác được phép của hệ thống) mà thôi. Người dùng này không thể truy cập vào thư mục riêng của user khác (trừ trường hợp được chính người dùng đó hoặc root cho phép). Mỗi tập tin (file) và thư mục trên Ubuntu đều được “đăng ký chủ quyền”, nghĩa là thuộc về một người dùng và nhóm nào đó. Thường thì tập tin và thư mục được tạo bởi người dùng nào thì sẽ thuộc về người dùng đó.
VD: username của bạn là nbthanh, bạn thuộc nhóm User và bạn tạo ra một tập tin có tên là myfile.txt thì tập tin myfile.txt sẽ được đánh dấu là “người sử hữu: nbthanh; thuộc về nhóm: user”. Những người dùng khác không thể truy cập được myfile.txt nếu không được phép của bạn. Bạn hoàn toàn có thể thay đổi “chủ sở hữu” của tập tin/thư mục bằng các lệnh của Ubuntu. Bạn hoàn toàn có thể đặt myfile.txt thuộc về user nbthanh nhưng lại thuộc về nhóm guests (mặc dù user nbthanh không nằm trong nhóm guests).
Bài này trong Series: Linux for Beginner’s
Add Comment