Instagram là nền tảng khá quen thuộc, nhưng để học được cách bán hàng trên Instagram hiệu quả thì không hề dễ dàng. Thay vì “đổ tiền” chạy quảng cáo trên Facebook để thu hút khách hàng, nhiều nhà kinh doanh chọn theo đuổi nền tảng Instagram để bán hàng. Bởi đây là một kênh quảng bán sản phẩm và tiếp cận khách hàng vô cùng tuyệt hảo.
Nội dung chính
- 1 Bước 1: Xác nhận đủ điều kiện bán hàng trên Instagram
- 2 Bước 2: Thiết lập tài khoản Instagram
- 3 Bước 3: Tối ưu tài khoản Instagram
- 4 Bước 4: Tìm kiếm khách hàng tiềm năng
- 5 Bước 5: Tìm kiếm/ xây dựng hình ảnh và tư liệu
- 6 Bước 6: Gán thêm Hashtag
- 7 Bước 7: Xây dựng nội dung
- 8 Bước 8: Thường xuyên chăm sóc trang Instagram
- 9 FAQs về cách bán hàng trên Instagram
- 10 Có nên cộng tác với Influencer hoặc KOLs không?
- 11 Điều gì quyết định “sự uy tín” của shop trên Instagram?
- 12 Có nên mua một tài khoản Instagram có sẵn lượt theo dõi để bán hàng không?
- 13 Nên bán hàng trên Facebook hay Instagram?
Bước 1: Xác nhận đủ điều kiện bán hàng trên Instagram
Đối tượng khách hàng mục tiêu trên Instagram
Khách hàng mục tiêu trên Instagram phần lớn là những bạn trẻ trong khoảng 18 – 25 tuổi, đặc biệt là các bạn nữ.
Hiện tại, Instagram có hỗ trợ tính năng Popular giúp bạn xác định được Insight của khách hàng nhanh chóng và hiệu quả. Khi đó, bạn sẽ hiểu được khách hàng đang có xu hướng, nhu cầu như thế nào để bạn xây dựng hình ảnh kinh doanh phù hợp và thu hút nhất.
Xác định rõ ngành hàng kinh doanh trên Instagram
Instagram được xem là một trong những mạng xã hội thu hút đông đảo người dùng trên toàn cầu, đặc biệt là giới trẻ. Do đó, mặt hàng kinh doanh mà bạn nên hướng đến là những sản phẩm tiêu dùng chất lượng, theo xu hướng và không ngoại lệ hàng đắt tiền. Có thể kể tên những mặt hàng tiêu biểu như: mỹ phẩm, quần áo, phụ kiện, đồ handmade, giày dép, đồ decor,…
Bước 2: Thiết lập tài khoản Instagram
Instagram là một ứng dụng mạng xã hội chia sẻ hình ảnh, video thông qua thiết bị điện thoại thông minh hoặc laptop, máy tính bảng,… Đặc biệt, bộ sưu tập hình ảnh của bạn khi đăng tải lên sẽ được Instagram định dạng về ảnh vuông kết hợp với nhiều hiệu ứng màu sắc lạ mắt thông qua bộ lọc được thiết kế sẵn. Để kinh doanh, bạn cần tạo lập một tài khoản Instagram bán hàng. Các bước đăng ký khá dễ dàng và nhanh chóng.
Tải ứng dụng Instagram
- Với nền tảng Android, bạn tải ứng dụng từ cửa hàng CHPlay trên điện thoại. Hoặc bạn có thể tải Instagram trên máy tính.
- Nền tảng iOS, bạn tải ứng dụng từ cửa hàng App Store trên điện thoại. Hoặc bạn có thể tải Instagram trên máy tính.
Sau khi ứng dụng được tải xuống hoàn tất, bạn chọn biểu tượng “Đăng ký với Facebook” hoặc “Đăng ký bằng Email”.
Tiếp theo, bạn điền các thông tin, thiết lập profile bằng cách thêm tên, số điện thoại, ảnh đại diện.
Cuối cùng, Bạn tích vào mục “hoàn tất” là có một tài khoản Instagram để kinh doanh rồi đấy.
Bước 3: Tối ưu tài khoản Instagram
Cài đặt tài khoản ở chế độ công khai (Public)
Khi mở một tài khoản Instagram để bán hàng, bạn cần thiết lập tài khoản ở trạng thái công khai. Nghĩa là tài khoản cho phép tất cả mọi người có thể truy cập, theo dõi và xem những bài đăng của bạn.
Lựa chọn tên tài khoản ấn tượng, dễ nhớ
Tên tài khoản là yếu tố lưu giữ lại trong khách hàng về hình ảnh cửa hàng của bạn. Vì vậy, bạn nên sáng tạo một cái tên không quá cầu kỳ, dài dòng mà chỉ cần đơn giản, dễ nhớ và dễ tìm kiếm. Tên tài khoản có thể là chính tên shop kinh doanh của bạn.
Hình ảnh đại diện
Khi đến với tài khoản Instagram, ảnh đại diện chính là yếu tố mà mọi người quan tâm đầu tiên. Thông thường, những thương hiệu lớn họ sẽ sử dụng logo đại diện của công ty để đặt ảnh đại diện. Hoặc bạn có thể tự thiết kế một hình ảnh mới, có sự kết nối với ngành hàng và giao diện mà bạn muốn xây dựng cho trang kinh doanh của mình.
Đối với ảnh đại diện, Instagram sẽ luôn cắt chỉnh hình ảnh ở dạng hình tròn có đường kính 110px. Do đó, để không gây ảnh hưởng đến logo hoặc hình đại diện, bạn nên đăng tải những hình có kích thước vuông với chữ/ logo ở nằm ở trung tâm nhé.
Phần mô tả thông tin hấp dẫn
Bạn sẽ có tối đa 150 ký tự để thỏa sức sáng tạo những con chữ với nội dung khác biệt, chân thật theo đúng tiêu chí mà cửa hàng muốn hướng đến. Phần này bạn không nên viết dài dòng, chỉ cần đủ tinh tế và chạm đến tâm lý của khách hàng, thuyết phục họ theo quan tâm, dõi tài khoản của bạn.
Ngoài ra, bạn có thể chèn vào đoạn mô tả những Hashtag liên quan trực tiếp đến chiến lược phát triển của mình trên Instagram. Điều này sẽ giúp khách hàng ghi nhớ nhanh nhất về bạn, sản phẩm cũng như tìm kiếm trang của bạn dễ dàng hơn.
Chèn URL vào mục thông tin
Tại Instagram chỉ cho phép bạn thêm một URL ngắn gọn tại phần website trang thông tin. Tuy nhiên, bạn có thể tạo thêm nhiều liên kết đến khách hàng bằng cách thêm URL website vào từng phần mô tả trong mỗi bức ảnh đăng tải như là “xem thêm trong thông tin”
Một trong những hạn chế lớn nhất đối với người dùng Instagram, đặc biệt là các cửa hàng là nền tảng Instagram khá hạn chế tính năng thu hút traffic từ ứng dụng đến website, landing page bán hàng hoặc Fanpage.
Kích hoạt tính năng nhận thông báo
tính năng nhận thông báo của Instagram giúp bạn cập nhật ngay lập tức khi có người dùng chia sẻ, bình luận, thích hình ảnh của bạn. Điều này giúp cửa hàng của bạn tương tác và gắn bó với người dùng dễ dàng, hiệu quả hơn rất nhiều.
Sử dụng chức năng trò chuyện trực tiếp
Tương tự như Messenger trên Facebook, tính năng này sẽ giúp bạn kết nối và trao đổi dễ dàng với khách hàng. Bạn nên bật thông báo để không bỏ lỡ bất kỳ tin nhắn nào đến tài khoản của mình.
Liên kết với các trang mạng xã hội khác
Khi kinh doanh, bạn không nên bỏ sót bất kỳ nền tảng nào. Nghĩa là bạn hãy khai thác hết những nền tảng xã hội hiện thu hút đông đảo người dùng như Facebook, Zalo, TikTok để có thể chia sẻ hình ảnh, bài đăng bán hàng của mình lan tỏa rộng rãi. Nhờ vậy, bạn sẽ sẽ mở rộng thêm tệp khách hàng tiềm năng không hề nhỏ.
Bước 4: Tìm kiếm khách hàng tiềm năng
Đầu tiên, bạn có thể xây dựng khách hàng từ danh sách bạn bè của mình trên Facebook. Bạn chủ động theo dõi và tìm kiếm khách hàng từ chính các trang cá nhân của họ là những người đã Follow và tương tác với họ. Hoặc bạn có thể vào mục tìm kiếm để tìm những người bạn, khách hàng mới với hai lựa chọn là: photo (những hình ảnh, video mới nhất) và người dùng được gợi ý hoặc điền tên cụ thể trên thanh tìm kiếm của Instagram.
Nếu như Facebook thu hút khách hàng bằng những lượt like, share hoặc bạn trả tiền quảng cáo thì Instagram cho phép bạn Follow tất cả mọi người mà không cần phải xin phép họ hay chờ người khác xác nhận. Tuy nhiên, một số tài khoản bật chế độ riêng tư thì bạn phải đợi họ xác nhận thì mới được theo dõi.
Bên cạnh đó, bạn có thể tìm kiếm những người Follow tại trang đối thủ cạnh tranh của mình và Follow những người đó. Cách này có thể xem là cách tiếp cận khách hàng quan tâm đến mặt hàng của bạn nhanh và hiệu quả nhất.
Và đừng quên đầu tư cho trang của bạn một profile Instagram thật độc lạ, cuốn hút với phong cách riêng của bạn. Điều này sẽ chạm đến tâm lý, kích thích khách hàng ghé dừng lại và theo dõi trang của bạn đấy.
Bước 5: Tìm kiếm/ xây dựng hình ảnh và tư liệu
Hình ảnh có vai trò cực kỳ quan trọng để xây dựng thương hiệu bán hàng trên Instagram. Bạn có thể tự xây dựng hình ảnh sản phẩm theo ý tưởng, phong cách của cửa hàng.
Trường hợp bạn không tự thực hiện hình ảnh thì Instagram sẽ hỗ trợ bạn bằng cách:
- Khi bạn tìm các hashtag liên quan đến sản phẩm mình kinh doanh có kèm theo hình ảnh, bạn thoải mái sử dụng nguồn ảnh này mà không sợ vi phạm bản quyền hay phải xin phép chủ bức ảnh.
- Bạn lấy ảnh từ những website nước ngoài liên quan đến mặt hàng bạn đang kinh doanh.
- Lấy hình ảnh từ đối thủ cạnh tranh cùng ngành hàng.
Ví dụ: Bạn đang kinh doanh ngành hàng mỹ phẩm, khi tìm nội dung bạn nên quan tâm đến các thẻ như: mỹ phẩm, dưỡng da, makeup, skincare hoặc các từ khóa về phái đẹp, ảnh về son trên các trang Instagram khác.
Bước 6: Gán thêm Hashtag
Hashtag thường được thêm vào phần cuối cùng nội dung của bài đăng hoặc gán trực tiếp vào các hình ảnh. Nội dung của Hashtag phải có sự gắn kết, liên quan đến mặt hàng bạn đang kinh doanh. Khi bạn đăng tải chủ đề nào, nên liệt kê và chọn những Hashtag có mối liên hệ nhiều với đối tượng khách hàng bạn nhất. Nếu bạn chọn ngẫu nhiên, lộn xộn Hashtag trong các bài đăng thì sẽ không hiệu quả. Do đó, khâu chọn Hashtag có vẻ đơn giản nhưng lại đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp và xuyên suốt quá trình kinh doanh của bạn.
Trong một bài đăng chỉ cho phép bạn sử dụng tối đa 30 Hashtag. Tuy nhiên, bạn không cần quá lạm dụng hết số Hashtag này. Chỉ cần bạn xây dựng nội dung Hashtag đúng trọng tâm, có mối liên hệ tới mặt hàng, khách hàng và tên của trang Instagram của bạn là đủ.
Mẹo nhỏ dành cho bạn: hãy liệt kê ra một list 600 Hashtag cho các mặt hàng của bạn. Sau đó, bạn chia chúng thành 20 nhóm. Như vậy, khi đăng bài bạn chỉ cần sao chép nhanh chóng, tránh thiếu sót cũng như mất thời gian ngồi thiết lập.
Bước 7: Xây dựng nội dung
Nếu bạn mới tham gia Instagram để bán hàng thì không bắt buộc phải kèm theo nội dung khi đăng ảnh. Tuy nhiên, bạn phải đăng lên số lượng ảnh tối thiểu từ 30-40 hình về chủ đề, lĩnh vực bạn xây dựng cùng một lúc, không nên đăng cách quãng.
Sau đó, bạn sử dụng phần mềm Followers Fast để tăng lượt Follow cho trang của mình. Bạn chỉ nên kéo ở mức 3-4k Followers là hợp lý, không nên đẩy lên cao quá. Bạn có thể bị hụt khoảng 500-600 Followers, bởi đây chỉ là những Follow ảo.
Khi ghé thăm trang, khách hàng bị những bức ảnh bạn đăng tải thu hút, thuyết phục họ thì họ sẽ nhấn Follow, nghĩa là bạn đã thành công.
Bước 8: Thường xuyên chăm sóc trang Instagram
Xây dựng trang bán hàng, bạn không nên “bỏ rơi” trang của mình quá lâu. Điều này càng khiến bạn khó tiếp cận khách hàng, lu mờ trước đối thủ cạnh tranh. Trong 10 ngày đầu khi mới tạo lập trang, bạn phân chia thời gian để đăng hình ảnh lên trang. Có thể là từ 8h sáng đến 10h tối, bạn tải lên trung bình 10 hình ảnh liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của mình. Sau 10 ngày đó, bạn có thể giảm xuống còn khoảng 3-4 ảnh/ ngày là hợp lý.
Khung giờ lý tưởng bạn có thể phân chia để đăng ảnh là:
- Sáng: khoảng 8h-9h
- Trưa: khoảng 12h-13h
- Chiều: khoảng 15hh-16h30
- Tối: khoảng 18h30-20h
Trên đây là hướng dẫn 8 bước bán hàng trên Instagram chi tiết mà Chiasefree đã chọn lọc và tổng hợp để gửi đến bạn. Nếu bạn có dự định kinh doanh online thì đừng bỏ lỡ nền tảng Instagram đầy tiềm này nhé. Chúc bạn sẽ thành công với những lựa chọn của mình!
FAQs về cách bán hàng trên Instagram
Có nên cộng tác với Influencer hoặc KOLs không?
Câu trả lời: Có. Việc cộng tác cùng Influencer hoặc KOLs sẽ tạo được uy tín, chân thực cho sản phẩm, dịch vụ của bạn. Điều này sẽ giúp bạn thu hút một lượng khách hàng khủng từ mọi nơi.
Điều gì quyết định “sự uy tín” của shop trên Instagram?
“Sự uy tín” của shop trên Instagram không phải là những con số Follower, lượt like, share mà hơn hết là hình ảnh chuyên nghiệp, độc đáo và bố cục của Feed Instagram đẹp. Bên cạnh đó, bạn phải đảm bảo chất lượng sản phẩm, chính sách chăm sóc khách hàng tận tình.
Có nên mua một tài khoản Instagram có sẵn lượt theo dõi để bán hàng không?
Câu trả lời: Không nên. Mua tài khoản có sẵn lượt theo dõi được xem là vi phạm chính sách của Instagram và không phải là cách kinh doanh bền vững. Để thương hiệu của bạn hoạt động lâu dài, an toàn và uy tín với khách hàng thì bạn nên xây dựng trang từ con số 0, tăng Follow tự nhiên hoặc quảng cáo.
Nên bán hàng trên Facebook hay Instagram?
Facebook và Instagram đều là hai nền tảng mạng xã hội thu hút đông đảo người dùng. Nếu mặt hàng của thương hiệu bạn đã có sẵn tệp khách hàng tiềm năng ở cả hai nền tảng này, bạn nên kết hợp triển khai kinh doanh đồng thời trên Facebook và Instagram.
Nếu mới kinh doanh online, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn từ việc tạo nội dung, hình ảnh cho đến quảng cáo. Do đó, bạn nên tập trung đầu tư vào một kênh và từng bước mở rộng khi bạn đã vững vàng cả kinh nghiệm, tài chính lẫn khách hàng.
- Chuyên mục hay: Thủ thuật hay , Thủ thuật Windows , Vsco Full Filter
- Liên hệ quảng cáo: [email protected]
- Website: Chiasefree – Chia sẽ thủ thuật hay
Theo: wiki.tino.org
Add Comment