Bán hàng online là gì? Nên bán gì? Tìm nguồn hàng ở đâu? Mẹo bán hàng online đắt khách

Trong bài viết trước, Chiasefree đã giới thiệu đến bạn top 5 bí kíp cách kiếm tiền trên mạng đơn giản uy tín. Khi có dự định kiếm tiền online, đa số mọi người đều nghĩ ngay đến bán hàng online. Và việc các cửa hàng online, các kênh online kết hợp thương mại phát triển mạnh mẽ đã ngầm khẳng định sức mạnh bền bỉ của hình thức kiếm tiền này.

Nội dung chính

Bán hàng online là gì?

Bán hàng online (bán hàng trực tuyến) được hiểu là các hoạt động kinh doanh, buôn bán, trao đổi hàng hoá diễn ra trên “thị trường toàn cầu” – mạng Internet.

Khác với bán hàng truyền thống, bán hàng online không nhất thiết phải có cửa hàng. Quá trình mua – bán, giao dịch sẽ diễn ra chủ yếu trên mạng Internet. Người mua và người bán đều sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại có kết nối Internet.

Hiểu đơn giản, bán hàng online là một hình thức bán hàng nhưng không có cửa hàng thật, hoặc có cửa hàng nhưng đẩy mạnh quảng bá sản phẩm qua các kênh online. Với phương thức quảng bá này của bạn, đặt hàng online là lựa chọn của đa số khách hàng.

ban-hang-online-la-gi

Những hàng hoá nào thường được bán online?

Bán hàng online là bạn có thể bán tất tần tật mọi thứ mà mình thích. Tuy nhiên, trên thị trường online hiện nay, những mặt hàng online phổ biến có thể kể đến:

  • Quần áo
  • Mỹ phẩm
  • Thực phẩm nhập khẩu các loại từ nước ngoài, nhiều nhất từ Thái Lan, Nhật, Hàn, Úc, các nước Châu Âu, …

Bên cạnh đó, mặt hàng đồ gia dụng, đồ công nghệ và phụ kiện công nghệ, đồ trang trí, đồ hanmade, … cũng được nhiều người kinh doanh online.

Với hàng hoá có giá trị cao như bất động sản, xe cộ, người bán chỉ khai thác các kênh online như một phương thức tiếp cận khách hàng. Còn quá trình mua-bán có hoàn tất hay không thì phụ thuộc rất nhiều vào cuộc gặp trực tiếp.

Quá trình mua – bán online có gì đặc biệt?

Có thể bán hàng online bằng những cách nào?

Livestream được xem là cách các bạn bán hàng online tiếp cận người dùng nhiều nhất, sinh động nhất. Cách này sẽ mang về thu nhập khá lớn nếu như tài khoản Facebook của bạn có lượng người theo dõi lớn.

Các kênh bán hàng online phổ biến là các website doanh nghiệp hoặc các trang mạng xã hội như Facebook (Fanpage, group), Instagram, Google Plus, … Bên cạnh đó, nhiều bạn cũng chọn cách mở các gian hàng trên các trang thương mại điện tử như: Lazada, Shopee, …

Tóm lại, các kênh bán hàng thông thường gồm có:

  1. Bán hàng trên website:
  2. Bán hàng trên Facebook, fanpage
  3. Bán hàng trên blog
  4. Các trang web thương mại điện tử tổng hợp, trang rao vặt
  5. Bán hàng online trên kênh Instagram

Tham khảo: Bật mí các kênh bán hàng online hiệu quả

Người mua online sẽ mua như thế nào?

Không cần đến trực tiếp cửa hàng, người mua online sẽ có nhiều sự lựa chọn phong phú về sản phẩm.

Khi có nhu cầu mua một sản phẩm nào đó, người mua sẽ truy cập vào website người bán để tìm chọn. Hoặc họ có thể tìm từ khoá sản phẩm đó trên các công cụ tìm kiếm trực tuyến như Google, Yahoo, Bing….

Sau khi tìm và chọn được sản phẩm ưng ý, người mua sẽ tiến hành đặt hàng (điền đầy đủ thông tin họ tên, địa chỉ, điện thoại…), lựa chọn phương thức thanh toán (tiền mặt, chuyển khoản…). Cuối cùng, người mua sẽ xác nhận thông tin đặt hàng và chờ nhân viên giao hàng đến địa chỉ trong thông tin đã nêu.

ban-hang-online-la-gi
Người mua online sẽ mua như thế nào?

Nguyên nhân bán hàng online phát triển

Mong muốn tự chủ kinh tế

Công việc văn phòng nhàm chán với khung giờ 8 tiếng mỗi ngày. Mức thu nhập làm công ăn lương không đủ trang trải các sinh hoạt hàng ngày. Không chấp nhận để “đời chỉ là chuỗi ngày được chấm công”, nhiều bạn đã mạnh mẽ kinh doanh online để chủ động kinh tế.

Không chỉ nhân viên văn phòng, các mẹ bỉm sữa hay các bà nội trợ cũng nắm bắt và chọn cách kinh doanh online.

Thương mại điện tử phát triển quá nhanh

Lazada, Tiki, Shoppe, Sendo,… hiện là những trang thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam.

Người tiêu dùng có vẻ như đang được các trang này định hướng và dần dần thay đổi thói quen mua sắm. Với những chương trình khuyến mãi cực lớn diễn ra thường xuyên, các trang này đang thay nhau chiếm lĩnh “thị trường người dùng”. Trang nào giảm giá nhiều, vào những đợt nào, ưu đãi áp dụng cho sản phẩm nào, … đều thu hút chú ý của người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, người tiêu dùng Việt Nam cũng thích nghi khá nhanh với các phương thức thanh toán trực tuyến. Điển hình là xu hướng thanh toán online qua ví điện tử Momo, thẻ ATM/VISA, Zalopay, Airpay, …  ngày càng tăng.

Ưu điểm và kỹ năng cần có của người bán hàng online

Ưu điểm của bán hàng online

Tiết kiệm chi phí

Do không nhất thiết phải có cửa hàng, người bán hàng online sẽ tiết kiệm rất nhiều chi phí. Có thể kể đến như chi phí thuê mặt bằng, cửa hàng, nhân viên, điện thoại, nước, điện, …

Tiếp cận rộng

Với sự phát triển từng ngày từng giờ của công nghệ, bán hàng online có khả năng tiếp cận người dùng cực lớn.

Tự chủ kinh tế

Không bị gò bó vào lương căn bản, người bán hàng online có thể tự chủ kinh tế. Vì tiết kiệm rất nhiều chi phí nên bán hàng online mang lại nguồn thu nhập khá cao.

ban-hang-online-la-gi
Bán hàng online mang lại lợi nhuận cao

Hoàn toàn chủ động

Thoát khỏi “khung 8 tiếng” áp lực, bạn có thể chủ động thời gian làm việc của mình. Làm việc ở bất cứ đâu , bất cứ thời gian nào, có thể mở rộng kinh doanh nhiều lĩnh vực cùng một lúc, bạn hoàn toàn có thể chủ động được cuộc sống và công việc của mình.

Năng suất hiệu quả cao

Với tâm lý “mình làm cho chính mình, mình làm mình hưởng”, người bán hàng online luôn nỗ lực làm việc tốt nhất có thể. Vì được làm việc mình yêu thích và mang lại lợi ích cho chính mình, người bán hàng online sẽ không khó để đạt được năng suất cao.

Kỹ năng cần có của người bán hàng online

  • Kỹ năng chọn nguồn hàng chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo
  • Kỹ năn xác định giá cả phù hợp với đối tượng, phân khúc khách hàng mà bạn muốn nhắm đến.
  • Kỹ năng tư vấn, giải đáp thắc mắc của khách hàng
  • Kỹ năng xử lý tình huống, phản hồi không tốt
  • Kỹ năng viết lời mô tả sản phẩm, quản trị kênh bán hàng ( fanpage, website..)

Nguồn hàng bán online chất lượng ở đâu?

Chợ đầu mối

Khi bắt đầu kinh doanh online bạn nên tham khảo các chợ đầu mối nổi tiếng gần nơi mình sống. Chợ đầu mối là nơi quy tụ đa dạng mặt hàng như: trang phục, phụ kiện, mỹ phẩm,…

Ngoài chợ đầu mối, những khu chợ giáp biên giới cũng là sự lựa chọn tốt nhất dành cho bạn. Tại đây, chủ thương thường nhập khẩu sản phẩm từ các “hàng xóm” lân cận, đặc biệt là Trung Quốc (một trong những thị trường cung cấp hàng hóa nổi tiếng nhất hiện nay).

Bạn có thể tham khảo một số chợ đầu mối nổi tiếng dưới đây:

  • Tại Hà Nội: Chợ Đồng Xuân, chợ Ninh Hiệp, chợ Phùng Khoang, chợ Xanh, chợ Long Biên,…
  • Tại Tp. Hồ Chí Minh: Chợ Kim Biên, chợ An Đông, chợ Tân Bình, chợ Thủ Đức, chợ Bình Điền, chợ Bến Thành, chợ Hóc Môn,…
  • Tại vùng biên giới: chợ Tân Thanh (Lạng Sơn), chợ Móng Cái (Quảng Ninh), chợ Mộc Bài (Tây Ninh),…

Chợ đầu mối là nơi mua sỉ an toàn dành cho những bạn kinh doanh qua mạng. Bạn có thể trực tiếp đến nơi cung cấp để lựa chọn sản phẩm và tham khảo thị trường. Điều này giúp bạn thuận lợi hơn trong quá trình định giá sản phẩm và nhập được mặt hàng ưng ý. Tại các chợ đầu mối, sản phẩm có giá thành rẻ hơn so với những cửa hàng hay khu chợ thông thường khác. Bên cạnh đó, mẫu mã tại đây cũng thường xuyên cập nhật theo xu hướng. Thế nên bạn không cần lo lắng chuyện mua hàng ở chợ sẽ không đảm bảo chất lượng.

ban-hang-online-la-gi

Tuy nhiên, nhập hàng tại các chợ đầu mối cũng có nhiều điểm hạn chế như:

  • Nguồn hàng tại các địa điểm này đa số nhập khẩu từ Trung Quốc hay các nhà sản xuất nhỏ lẻ trong nước. Vì vậy, bạn không thể cập nhật thông tin sản phẩm chính xác đến khách hàng của mình. Hơn hết, nếu mới bắt đầu kinh doanh, bạn chưa tạo được mối quan hệ với các chủ thương nên sẽ gặp nhiều khó khăn khi đổi trả sản phẩm.
  • Mặt hàng tại chợ đầu mối thường tương tự nhau về mẫu mã và kiểu dáng. Nên cửa hàng của bạn sẽ rất khó cạnh tranh với những đối thủ khác về tính độc đáo.
  • Tuy giá buôn ở chợ đầu mối khá thấp nhưng đối với những bạn mới kinh doanh online, định hướng giá cả là việc khó khăn. Thế nên, một số chủ buôn thường lợi dụng điều này để đề xuất mức giá có lợi cho mình thay vì đưa ra mức giá hợp lý nhất.

Trên mạng xã hội và trang thương mại điện tử

Ngoài các chợ buôn sỉ, người kinh doanh cũng nên tham khảo mua hàng trên mạng xã hội hay website thương mại. Trên thực tế, đa số người bán hàng online đều nhập sỉ theo hình thức này. Do hiện tại, số lượng trang web bán hàng chất lượng, giá rẻ xuất hiện ngày càng nhiều.

Những trang web này cung cấp cho người dùng nguồn hàng ổn định cùng mức giá phải chăng. Ngoài ra, sản phẩm được sắp xếp trên giao diện thân thiện, dễ sử dụng giúp chủ kinh doanh online dễ dàng chọn lựa sản phẩm. Họ không cần phải đến tận nơi mà chỉ cần ngồi tại nhà là có thể mua được hàng.

Các trang mạng xã hội

3 nền tảng mạng xã hội giúp người bán hàng online tìm được nguồn hàng phù hợp đó là: Google, Facebook và Zalo.

  • Google: Bạn vào thanh tìm kiếm gõ tên sản phẩm mình muốn bán. Nếu mua số lượng lớn bạn kèm theo cụm từ như: giá sỉ, bán sỉ, bán buôn, số lượng lớn,…
  • Zalo: Bạn có thể tìm kiếm các trang bán hàng trên Zalo và nhấn nút quan tâm. Hệ thống Zalo sẽ tự động gợi ý cho bạn những trang bán hàng khác. Việc của bạn lúc này là kết bạn với chủ thương online và trao đổi với họ.
  • Facebook: Bạn có thể tham gia vào hội, nhóm bán hàng online trên Facebook. Hiện tại, Facebook có rất nhiều group bán hàng sỉ. Tại đây, người cung cấp luôn cập nhật đầy đủ thông tin sản phẩm để chào hàng. Bạn có thể lướt xem nhiều nhóm khác nhau. Nếu tìm được mặt hàng ưng ý, chỉ cần nhắn tin trực tiếp với họ để được tự vấn kỹ hơn.
ban-hang-online-la-gi

Nhập hàng từ các trang mạng xã hội rất dễ dàng và nhanh chóng. Tuy nhiên, trước khi đồng ý nhập số lượng sản phẩm lớn, bạn nên tìm hiểu kỹ về cửa hàng. Vì mọi việc đều trao đổi trực tuyến nên rất khó kiểm soát tính chính xác và chất lượng thực của sản phẩm.

Trang thương mại điện tử

Hiện tại, các trang thương mại điện tử ngày càng phát triển mạnh và trở thành nơi cung cấp nguồn hàng tối ưu cho người kinh doanh online. Các trang thương mại đa dạng, có cả website trong nước và website quốc tế. Đối với những trang web nước ngoài, bạn có thể thông qua trung gian hoặc kết hợp vận chuyển quốc tế để nhập hàng.

Một số trang web bạn có thể tham khảo khi bắt đầu bán hàng online:

  • Trong nước: Shopee, Tiki, Lazada, Sendo, Adayroi,…
  • Nước ngoài: Taobao, 1688, Tmall, Amazon, Ebay, Alibaba,…
  • Các forum: Webtretho, Cholixi, Lamchame,…
  • Website rao vặt trực tuyến: Muare, Danhangquangchau, Rongbay, 5giay, Enbac,…
  • Website mua theo nhóm: Hotdeal, Nhommua, Muachung, Cungmua,…

Mua hàng trên những trang thương mại điện tử mang đến nhiều lợi thế như:

  • Mặt hàng đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng, chất liệu,… đến từ nhiều đơn vị sản xuất khác nhau.
  • Cung cấp hình ảnh đẹp mắt, bạn có thể sử dụng những ảnh này để chào hàng nếu không có điều kiện chụp ảnh thật.
  • Sản phẩm được cung cấp đầy đủ thông tin cũng như bình luận đánh giá của khách hàng.
  • Nguồn hàng mới lạ, luôn cập nhật theo xu hướng thời trang mới nhất trên thị trường.
  • Nguồn hàng được vận chuyển tận nhà, giao dịch rõ ràng, sản phẩm hư hỏng có thể đổi trả.
ban-hang-online-la-gi

Ngoài những ưu điểm trên, khi mua hàng từ các trang web thương mại, bạn nên lưu ý: xem kỹ đánh giá của khách hàng mua trước vì đặt hàng qua mạng rất khó kiểm chứng chất lượng sản phẩm, chú ý rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa nhất là những mặt hàng nhập từ nước ngoài.

Xưởng gia công sản xuất sản phẩm

Nếu bạn có điều kiện về nguồn vốn và muốn bán hàng online thu lợi nhuận từ bán lẻ. Tốt nhất bạn nên tìm nguồn hàng tại các xưởng sản xuất hoặc gia công sản phẩm. Nếu gặp được “người đồng hành” tốt, bạn có thể ký kết hợp đồng và trở thành đối tác với họ.

Các xưởng sản xuất, gia công hay những làng nghề truyền thống thường tập trung tại các khu vực ngoại thành (nội thành cũng có nhưng ít hơn). Nếu bạn muốn kinh doanh mặt hàng truyền thống có thể tham khảo một số làng nghề nổi tiếng như: mây tre Tăng Tiến, giày da Kiêu Kỵ, lụa Vạn Phúc,… để trực tiếp đặt hàng.

Chất lượng sản phẩm không phụ thuộc nhiều vào quy mô của xưởng gia công, sản xuất. Nếu họ cung cấp cho bạn những sản phẩm chất lượng thì dù là cơ sở nhỏ lẻ, bạn cũng nên tận dụng và hợp tác với họ. Nhập hàng theo phương thức này mang đến những ưu điểm như:

  • Giúp bạn chủ động, linh hoạt hơn trong việc lên ý tưởng kiểu dáng, chất liệu, chủng loại hay tiến độ công việc và hàng hóa.
  • Nguồn hàng có sức cạnh tranh cao trên thị trường.
  • Chất lượng hàng hóa tốt hơn so với các nơi cung cấp sản phẩm sỉ khác.
  • Mức giá hợp lý phải chăng. Nếu bạn nhập hàng số lượng lớn và hợp tác lâu dài với xưởng, giá sản phẩm còn thấp hơn ở chợ đầu mối.
ban-hang-online-la-gi

Tuy nhiên, lấy hàng trực tiếp từ các xưởng gia công, sản xuất cũng có một số vấn đề bạn nên cân nhắc:

  • Phải luôn đặt hàng với số lượng lớn, nếu mặt hàng kinh doanh không tốt dễ dẫn đến tình trạng tồn hàng.
  • Cần có nguồn vốn đầu tư dồi dào.
  • Tự chụp ảnh để chào hàng.

Mẹo nhỏ giúp bạn bán hàng online lợi nhuận to

Mẹo bán hàng online đắt khách

Tập trung vào website

Có thể bạn chưa biết, hơn 60% người tiêu dùng hiện nay ưu tiên chọn mua hàng trên website. Đặt một cửa hàng uy tín trên “chợ online”, bạn sẽ có cơ hội tiếp cận không giới hạn với khách hàng.

Website bán hàng online là trang web được thiết kế chuyên biệt dành cho việc bán hàng. Người truy cập có thể vào xem, chọn sản phẩm, đặt hàng, tiến hành thanh toán và hoàn tất quá trình mua hàng mà không cần sự hỗ trợ của nhân viên bán hàng. Các bước trong quy trình đều hoàn toàn tự động, như Lazada, Tiki,….

Thiết kế website bán hàng online là thao tác chuẩn hóa website của bạn để thu được lợi nhuận cao hơn từ việc bán hàng trên website. Chỉ có 10 giây để khách hàng quyết định “ở lại hay rời đi” website bán hàng của bạn, do đó, hãy nghiêm túc đầu tư thiết kế website chỉn chu nhất để tăng tương tác, đột phá doanh thu.

Chọn đúng thị trường ngách

Chọn đúng sản phẩm bán hàng là bạn đã năm 30% cơ hội thành công. Chọn được ngách nhỏ, sự cạnh tranh ít hơn, cơ hội “xuất hiện” trước người mua càng cao. Tuy nhiên, nếu chọn ngách nhỏ quá, ít người tìm mua thì bạn cũng khó kinh doanh.

Do đó, khi chọn thị trường ngách, bạn nên cân bằng mức độ cạnh tranh với quy mô của thị trường nhé!

Chú trọng dịch vụ chăm sóc khách hàng

Giữa nhiều cửa hàng bán cùng sản phẩm, cùng mức giá, người mua sẽ “ưu tiên” cho đơn vị có chế độ chăm sóc khách hàng tốt hơn.

Thanh toán đơn giản, đa dạng cách, dễ dàng theo dõi đơn hàng, nắm được thời gian nhận hàng, chính sách đổi – trả, miễn phí vận chuyển, ưu đãi cho khách hàng cũ, … là điểm “nhỏ mà không nhỏ” ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu bán hàng online của bạn.

Thưởng xuyên khẳng định thương hiệu của công ty/cửa hàng

Khách hàng sẽ tăng độ tin cậy nếu bạn chăm chút sản phẩm bán hàng theo những cách sau:

  • Tăng thứ hạng trên Google: viết bài nội dung chuẩn SEO, thường xuyên cập nhật nội dung bài mới, phản hồi tất cả các bình luận của người xem
  • Tăng tần suất xuất hiện trên các phương tiện truyền thông xã hội: xây dựng liên kết, khuyến khích khách hàng chia sẻ thông tin trên mạng xã hội, đa dạng cách thức truyền thông như video, clip, hình ảnh, feedbacks, …
  • Chú trọng quảng cáo sản phẩm nổi bật của cửa hàng và sử dụng Google Analytics để xác định nguồn mang lại khách hàng tiềm năng và có tỷ lệ chuyển đổi cao.

Chiến lược về giá

Một chút linh hoạt khi thể hiện giá tiền sẽ giúp bạn thu hút khách hàng nhiều hơn. Ví dụ như:

  • Quy luật 100: Một chiếc áo thun giá 60.000đồng, nếu để giảm giá 50% sẽ ấn tượng hơn là giảm 30.000đồng.
  • Số 9 kỳ diệu: So với 1.000.000đ, rõ ràng 999.000đồng hấp dẫn hơn rất nhiều!
  • Tương phản: đặt chiếc váy 400.000 đồng giữa nhiều chiếc váy 500.000 đồng trở lên sẽ giúp bạn dễ bán chiếc váy 400.000 đồng.

Bán hàng online nên bán gì chạy nhất?

Nếu đang ấp ủ dự định bán hàng online mà vẫn chưa biết nên bán gì, bạn nên xem qua gợi ý 10 mặt hàng đang “đắt như tôm tươi” trên các kênh trực tuyến nhé. 10 mặt hàng bán chạy nhất hiện nay là:

  1. Ống hút bột gạo cho các quán ăn, tiệm trà sữa, tiệm cà phê, …
  2. Nhụy hoa nghệ tây Saffron – “vàng đỏ” của Iran: bạn có thể
  3. Mỹ phẩm thiên nhiên online
  4. Sản phẩm phụ kiện thời trang: đồng hồ, lắc tay, vòng cổ, khuyên tai, nhẫn, vòng tay phong thủy, …
  5. Đồ ăn vặt như các loại chè, hay đồ uống, đồ ăn của Nhật Bản, Hàn Quốc, bánh ngọt,… Nếu bạn kiêm luôn cả dịch vụ shop thì sẽ thu được nhiều hơn vì ai cũng ngại ra đường vào mùa mưa trơn trợt hoặc trưa nắng chói chang.
  6. Đồ handmade thủ công
  7. Đồ gia dụng online như: túi đựng cơm, nồi cơm điện, tủ vải quần áo, quạt điện mini,…
  8. Quần áo
  9. Giày dép
  10. Phụ kiện điện thoại như : ốp lưng, tai nghe, pin điện thoại, vỏ điện thoại, màn hình, giá đỡ và đặc biệt là sạc dự phòng.

Bán hàng online nên chọn nhà vận chuyển nào?

Hai cách vận chuyển thường được các shop bán hàng online tận dụng là: vận chuyển truyền thống và vận chuyển tức thời (On-demand Delivery).

Vận chuyển truyền thống sẽ tiết kiệm chi phí nhưng thời gian shop hàng khá lâu và thường xảy ra các vấn đề về hàng hóa trong quá trình vận chuyển, lưu kho.

Trong khi đó, vận chuyển tức thời sẽ tiết kiệm thời gian giao hàng nhưng chi phí vận chuyển cao và khu vực vận chuyển cũng bị hạn chế (thường chỉ nội thành ở các thành phố lớn).

Các phương án vận chuyển được các chủ shop online lựa chọn là:

  1. Giao Hàng Tiết Kiệm: Chăm sóc khách hàng tốt, nhiều ưu đãi, mức giá vận chuyển thấp, đảm bảo an toàn hàng hoá nhưng thời gian giao hàng khá lâu.
  2. Giao hàng nhanh: khu vực vận chuyển rộng, chi phí trung bình nhưng không hỗ trợ nhiều loại hàng hoá
  3. VNPost – EMS thuộc bưu điện Việt Nam: Mạng lưới giao nhận hàng trải dài khắp 63 tỉnh thành, chi phí thấp nhưng người gửi phải đi ra tận bưu cục đưa hàng.
  4. ViettelPost: Vận chuyển toàn quốc, chi phí cạnh tranh, thời gian giao nhanh, có thu hộ COD nhưng người gửi muốn lấy tiền COD phải mang biên nhận đơn hàng ra bưu cục để nhận tiền, khá bất tiện
  5. Kerry TTC Express: Chuyển phát nhanh toàn quốc với mức giá rẻ nhưng công nghệ hỗ trợ theo dõi đơn hàng chưa tốt lắm
  6. Các dịch vụ ship tức thời (On-demand Delivery): Grab Express, Go-send, Ahamove, Lalamove.
ban-hang-online-la-gi

Bạn có muốn trở thành một người bán hàng online thực thụ?

Nếu có thì Chiasefree chúc bạn thành công nhé!

FAQs về bán hàng online

Bán hàng online lấy nguồn hàng ở đâu?

  • Các chợ đầu mối lớn: đa dạng mẫu mã, kiểu dáng, số lượng lớn
  • Xưởng sản xuất, gia công: giá thành rẻ (do trực tiếp làm việc với nhà sản xuất, không qua bên thứ 3), chất lượng đảm bảo.
  • Các fanpage, cá nhân và group nhập hàng sỉ lẻ trên Facebook
  • Các kênh tìm kiếm khác như Google, App, Shopee, …
  • Các nguồn khác: kết quả chạy quảng cáo Google Ads, các trang Taobao, 1688, Tmall, …

Các công cụ quản lý bán hàng online nào hiệu quả?

  • Công cụ quản lý miễn phí: Excel và Google Drive
  • Công cụ quản lý Fanpage – trang Facebook: kiểm tra các bình luận và tin nhắn trên Facebook một các nhanh nhất, tránh tình trạng sót đơn hàng
  • Công cụ giúp quản lý bán hàng hiệu quả hơn: quản lý đơn hàng, kho vận, POS, quản lý nhân viên, quản lý khách hàng và phân tích báo cáo thống kê.

Mẹo chốt sale nhanh trong “1 nốt nhạc”

Để “chốt sale trong vòng 1 nốt nhạc”, bạn có thể tham khảo những mẹo nhỏ của Chiasefree như sau:

  • Khi khách hàng còn đang lưỡng lự: sử dụng chiêu bài “cháy hàng”. Seeding “đúng lúc đúng nơi”, tạo nên không khí mua bán sôi động.
  • Thường xuyên quảng bá về uy tín của công ty, đơn vị cung cấp sản phẩm, tạo niềm tin nơi khách hàng.
  • Chốt sale xong chưa hẳn là xong quá trình bán hàng. Bạn chốt đơn với khách hàng nhanh nhưng cũng nên thường xuyên theo dõi để thông báo với khách hàng về tình trạng đơn hàng, đồng thời nhắn khách hàng nhận hàng đúng thời điểm.

Nên xưng hô với khách hàng online như thế nào?

Trong quá trình tư vấn và tương tác với khách hàng, đặc biệt là khách hàng online, bạn nên chú ý cách xưng hô để tạo thiện cảm cho khách hàng nhé. Tốt nhất bạn nên gọi khách hàng là “Anh/Chị”, xưng “Em/Shop”, kèm theo “Dạ/Vâng ạ” vừa phải.

Trong quá trình tư vấn, bạn nên giữ thái độ hòa nhã, lịch sự với khách hàng (dù họ có mua hay không)

Hoàn thiện website bán hàng online chuyên nghiệp có lâu không?

Lâu hay không lâu – điều này tùy thuộc vào yêu cầu của bạn.

Thông thường, để hoàn thành 1 website bán hàng đơn giản, sẽ mất khoảng 15 ngày – 1 tháng. Tuy nhiên, nếu bạn yêu cầu nhanh hơn hoặc muốn thiết kế nhiều chức năng hơn, hãy thỏa thuận với đơn vị thiết kế website nhé.

 

Theo: wiki.tino.org

Bạn nghĩ sao về bài viết này?
+1
0
+1
0
+1
0
+1
0
+1
0



Lưu ý:
→ Vui lòng bình luận bằng tiếng Việt có dấu.
→ Hãy dùng tên và email thật của bạn khi comment.
→ Không sử dụng keyword trong ô Name.
→ Nếu có ý định Spam link thì hãy quên đi nhé.
→ Tất cả bình luận đều được kiểm duyệt vì thế hãy cẩn thận trước khi comment.
Xin cám ơn!

Add Comment

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.