Làm thế nào để quản lý tiền bạc hiệu quả?

Cách bạn thông qua việc , tiết kiệm và đầu tư luôn tác động trực tiếp tới cuộc sống của chính mình. Thế nhưng vấn đề này vẫn chưa được nhiều người quan tâm.

Làm thế nào để quản lý tiền bạc hiệu quả?
quản lý tiền bạc hiệu quả?

Làm thế nào để quản lý tiền bạc hiệu quả?

Ngay từ nhỏ, mọi người đều được học cách tính toán, lập kế hoạch cá nhân. Thế nhưng khi trưởng thành, hiếm ai vận dụng nó để tạo thói quen quản lý tiền bạc cho bản thân. Các kỹ năng như tạo ngân sách, kiểm soát thu chi,… thường ít được mọi người quan tâm.

Do đó, nếu muốn đạt tự do , gia tăng tài sản nhanh chóng, hãy học cách quản lý tiền bạc thông minh và hiệu quả.

1. Nguyên tắc vàng trong quản lý tài chính cá nhân

1.1. Chi tiêu ít tiền hơn số tiền bạn kiếm được

Nếu bạn kiếm được 7 triệu đồng/ tháng và chi tiêu 9 triệu đồng/ tháng, bạn chắc chắn sẽ rơi vào “vòng xoáy” nợ nần chồng chất.

Nếu chi tiêu toàn bộ số tiền kiếm được, bạn sẽ không bao giờ có phương án dự phòng cho các trường hợp khẩn cấp trong tương lai như thất nghiệp, ốm đau…

Do đó, nên chi tiêu ít hơn số tiền kiếm được. Điều này cho phép bạn tự do tiết kiệm, chuẩn bị cho tương lai và đối phó với những khủng hoảng bất ngờ trong cuộc sống.

Khoảng cách giữa thu nhập và chi tiêu càng lớn, bạn càng có nhiều cơ hội để thực hiện các mục tiêu tài chính mà mình mong muốn.

Ảnh minh họa – Mua sắm không kiểm soát dễ dẫn tới bội chi
Ảnh minh họa – Mua sắm không kiểm soát dễ dẫn tới bội chi

1.2. Luôn lập kế hoạch cho tương lai – Cách quản lý tiền bạc hiệu quả

Trước tiên, cần tích lũy một số tiền dự phòng cho các tình huống khẩn cấp có thể xảy ra trong cuộc sống mà bạn không thể lường trước được. Như sửa chữa xe, đau ốm, thất nghiệp…

Quỹ khẩn cấp sẽ giúp bạn chủ động về tiền bạc khi gặp khó khăn về tài chính, hạn chế tình trạng nợ nần.

Theo các chuyên gia tài chính, cần chuẩn bị quỹ khẩn cấp bằng 3 – 6 tháng chi phí sinh hoạt thông thường. Mỗi tháng nên dành ít nhất 5 – 10% thu nhập để tiết kiệm cho quỹ khẩn cấp.

Ảnh minh họa – Nên lập quỹ dự phòng tương đương 3 – 6 tháng chi phí sinh hoạt
Ảnh minh họa – Nên lập quỹ dự phòng tương đương 3 – 6 tháng chi phí sinh hoạt

Bên cạnh đó, việc chuẩn bị quỹ hưu trí cũng vô cùng quan trọng. Số tiền này sẽ giúp bạn không cần bận tâm về vấn đề tiền bạc để duy trì cuộc sống khi nghỉ hưu.

Nên dành khoảng 4 – 5% thu nhập hàng tháng cho quỹ hưu trí của mình. Tích lũy càng sớm, cuộc sống nghỉ hưu càng trở nên an nhàn.

Sẽ thật gay go nếu như bạn không chuẩn bị một kế hoạch bài bản cho cuộc sống nghỉ hưu và nghiêm túc thực hiện nó.

1.3. Tìm cách gia tăng tài sản

Đầu tư là cách tốt nhất giúp bạn nhanh chóng trở nên giàu có. Đầu tư đúng cách sẽ khiến “tiền đẻ ra tiền”.

Hiện nay, có nhiều kênh đầu tư hấp dẫn để lựa chọn như gửi tiết kiệm ngân hàng, ngoại tệ, bất động sản, chứng khoán, Bitcoin…

Tuy nhiên, cần xem xét, tính toán kỹ lưỡng trước khi quyết định rót vốn đầu tư. Bởi thị trường tài chính luôn tiềm ẩn nhiều biến động, rủi ro mà không ai có thể lường trước được.

Cần lưu ý một số yếu tố như: vốn đầu tư ban đầu; tỷ suất lợi nhuận; độ an toàn; tính thanh khoản… để đảm bảo đầu tư an toàn, gia tăng lợi nhuận.

Ảnh minh họa – Đầu tư là cách giúp gia tăng tài sản nhanh chóng
Ảnh minh họa – Đầu tư là cách giúp gia tăng tài sản nhanh chóng

 

Bên cạnh việc đầu tư, tìm kiếm một công việc làm thêm ngoài giờ hành chính cũng là một ý tưởng không tồi để gia tăng thu nhập.

Với những công việc linh hoạt về thời gian như lái xe Grab; gia sư; kinh doanh online… bạn có thể kiếm thêm hàng triệu đồng mỗi tháng.

Số tiền này sẽ giúp ngân sách chi tiêu thoải mái hơn. Đồng thời cho phép bạn dễ dàng theo đuổi các mục tiêu tài chính mà mình mong muốn.

2. Gửi tiết kiệm ngân hàng – Cách quản lý tiền bạc thông minh

Đây là việc làm cần thiết thay vì để toàn bộ tiền ở nhà. Gửi tiết kiệm ngân hàng không chỉ đảm bảo an toàn, mà còn giúp bạn có thêm một khoản tiền lãi không nhỏ hàng tháng.

Hiện nay, lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng Việt Nam dao động khoảng 7 – 8%/ năm. Do đó, đây được coi là kênh đầu tư an toàn, đem lại lợi nhuận ổn định, ít rủi ro.

Ngoài sổ tiết kiệm truyền thống, bạn có thể lựa chọn mở tài khoản tiết kiệm trực tuyến. Mọi giao dịch và quản lý tài khoản sẽ được thực hiện dễ dàng; nhanh chóng trên điện thoại, laptop… giúp tiết kiệm thời gian và công sức.

Cần tìm hiểu và xem xét kỹ lưỡng một số vấn đề như lãi suất; thủ tục mở tài khoản; mức độ uy tín của ngân hàng… để tối đa hóa lợi ích cho số tiền tiết kiệm của mình.

Ảnh minh họa – Gửi tiết kiệm ngân hàng là cách sinh lời ổn định và an toàn
Ảnh minh họa – Gửi tiết kiệm ngân hàng là cách sinh lời ổn định và an toàn

3. Lập ngân sách chi tiêu

Hầu hết mọi người thường khó kiểm soát thói quen chi tiêu của mình. Không nắm rõ số tiền của bản thân đã được sử dụng như thế nào.

Đây là nguyên nhân thường thấy khiến bạn rơi vào tình trạng “rỗng túi”, thậm chí dẫn đến nợ nần.

Tạo thói quen lập ngân sách; sẽ giúp bạn quản lý và kiểm soát dòng tiền của mình một cách hiệu quả. Các khoản chi được phân chia rõ ràng với hạn mức cụ thể; để bạn sử dụng một cách khoa học.

Ví dụ, với mức thu nhập của gia đình là 15.000.000 đồng/ tháng, bạn có thể chia ngân sách theo quy tắc 50/20/30 như sau:

  • 50% thu nhập (7.500.000 đồng) cho chi phí thiết yếu như thuê nhà, hóa đơn điện nước, ăn uống, xăng xe…
  • 20% thu nhập (3.000.000 đồng) cho các mục tiêu tài chính như tiết kiệm, trả nợ, đầu tư…
  • 30% thu nhập (4.500.000 đồng) cho chi tiêu cá nhân như du lịch, giải trí, mua sắm…

Tuy nhiên, tùy vào điều kiện và nhu cầu của mỗi người, con số này có thể tăng hoặc giảm để phù hợp với hoàn cảnh.

Nhưng vẫn phải đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày cũng như các kế hoạch tài chính trong tương lai.

Lập ngân sách càng sớm, việc và thực hiện các mục tiêu tài chính, sẽ càng trở nên dễ dàng và đạt hiệu quả cao.

Thường xuyên theo dõi và ghi chép các khoản thu chi là cách tốt nhất để lập ngân sách hợp lý. Nhiều người thường bỏ qua bước này vì ngại ghi chép, tính toán.

Tuy nhiên, có thể đơn giản hóa bằng cách sử dụng ứng dụng quản lý chi tiêu Money Lover trên điện thoại, laptop, máy tính bảng…

Ứng dụng cho phép theo dõi và quản các khoản thu chi một cách rõ ràng, chi tiết. Bạn sẽ dễ dàng nắm được tình hình tài chính hiện tại của bản thân; để điều chỉnh kế hoạch chi tiêu phù hợp.

Tính năng Lập ngân sách trên Money Lover
Tính năng Lập ngân sách trên Money Lover

Ngoài ra, tính năng Lập ngân sách trên Money Lover sẽ giúp tạo và kiểm soát ngân sách chi tiêu cá nhân hiệu quả hơn. Bạn sẽ được cảnh báo về hạn mức chi tiêu phù hợp với ngân sách mình đã lập.

Để duy trì ngân sách, cần nghiêm túc thực hiện theo kế hoạch đã đặt ra. Nên chi tiêu ít hơn số tiền kiếm được. Cắt giảm tối đa những chi phí không cần thiết, để ; tích lũy nhiều hơn cho tương lai.

Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu trong việc quản lý chi tiêu gia đình một cách hiệu quả và khoa học. Với mong muốn việc gia đình không còn khó khăn và áp lực cho các chị em phụ nữ.

Money Lover chuẩn bị cho ra mắt phiên bản mới nhất của tính năng Chia sẻ Ví. Với sự tham gia quản lý tài chính của các thành viên trong gia đình. Như chồng/ vợ, cha mẹ, con cái, hay bạn bè…

Tính năng này cho phép nhiều cá nhân cùng nhập giao dịch thu – chi vào một ví chung. Chẳng hạn như ví: “Chi tiêu tháng 7”. Bất kỳ ai cũng có thể tham gia vào hoạt động ghi chép chi tiêu khi người tạo ví chia sẻ.

Khi đó, việc thống kê và ghi chép các khoản chi tiêu được đầy đủ và chính xác hơn. Giúp cho việc quản lý tài chính gia đình dễ dàng hơn.

Quan trọng hơn là luôn có sự san sẻ và chịu trách nhiệm về quản lý tài chính từ các thành viên trong gia đình.

Từ đó, điều chỉnh hay xây dựng kế hoạch chi tiêu hợp lý và khoa học hơn. Để thực hiện những mục tiêu tài chính tương lai như: mua nhà, sinh con, mua xe, nghỉ hưu…

Tính năng Chia sẻ Ví mới nhất trên ứng dụng quản lý chi tiêu Money Lover
Tính năng Chia sẻ Ví mới nhất trên ứng dụng quản lý chi tiêu Money Lover

4. Sử dụng thẻ tín dụng thông minh

Sở hữu một chiếc thẻ tín dụng không khó. Thế nhưng làm thế nào để sử dụng đúng cách, tránh nợ nần là một bài toán không hề đơn giản.

Hạn chế chi tiêu nếu như không thể thanh toán dư nợ đúng hạn. Trước khi quyết định mua sắm bằng thẻ tín dụng; hãy cân nhắc khả năng thanh toán khoản nợ đó trong tương lai.

Nên thực hiện các giao dịch mua bán bằng thẻ tín dụng; ở đầu chu kỳ để tận dụng tối đa thời gian không tính lãi suất.

Ảnh minh họa – Nên thanh toán số dư nợ đều đặn hàng tháng
Ảnh minh họa – Nên thanh toán số dư nợ đều đặn hàng tháng

Cố gắng thanh toán số dư nợ càng sớm càng tốt. Việc thanh toán trễ không chỉ đẩy mức lãi suất tăng cao; mà còn làm giảm điểm tín dụng của bạn.

Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cơ hội vay vốn ngân hàng của bạn sau này.

Tuyệt đối không rút tiền mặt từ thẻ tín dụng; để tránh những khoản phí và lãi suất cao ngất ngưởng từ ngân hàng. Điều này chắc chắn sẽ khiến tình hình tài chính của bạn càng thêm tồi tệ hơn.

Theo: moneylover

Bạn nghĩ sao về bài viết này?
+1
0
+1
0
+1
0
+1
0
+1
0


Lưu ý:
→ Vui lòng bình luận bằng tiếng Việt có dấu.
→ Hãy dùng tên và email thật của bạn khi comment.
→ Không sử dụng keyword trong ô Name.
→ Nếu có ý định Spam link thì hãy quên đi nhé.
→ Tất cả bình luận đều được kiểm duyệt vì thế hãy cẩn thận trước khi comment.
Xin cám ơn!

Add Comment

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.